Giáo án và PPT KHTN 7 cánh diều Bài 2: Nguyên tố hoá học
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Nguyên tố hoá học. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 7 cánh diều
BÀI 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Chiếu hình ảnh lọ thuốc phòng bệnh loãng xương trên màn hình.
- GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân quan sát và trả lời câu hỏi: Trên thuốc có ghi những gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC LÀ GÌ?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tố hóa học
Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Từ hoạt động khởi động/ đặt vấn đề: Trong bài LT1 ở trên, các cặp nguyên từ 1 và 3; nguyên từ 4 và 5 có cùng số proton. Người ta nói nguyên tử 1 và 3 thuộc cùng một nguyên tố hoá học; nguyên tử 4 và 5 thuộc cùng một nguyên tô hoá học, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
(1) Vậy nguyên tổ hoá học là gì?
- GV gọi HS nhận xét và kết luận.
- GV yêu cầu HS trả lời CHI, LT1 SGK. GV có thể cho HS làm việc cá nhân hoặc thiết kế phiếu học tập theo nhóm.
(2) Tìm hiểu một số nguyên tố hoá học có trong cơ thể con người
GV cho HS đọc mục “Em có biết" trang 15 SGK và khai thác hiểu biết của HS (ví dụ: Kể tên một số nguyên tố hoá học có trong cơ thể mà em biết. Tại sao chúng ta phải ăn thực phẩm đa dạng, đủ các nhóm chất dinh dưỡng? Tìm hiểu một số nguyên tô hoá học phổ biến trên Trái Đất, trong vũ trụ. Trong không khí, nguyên tô nào có nhiều nhất?).
Sản phẩm dự kiến:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
- Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử.
- Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.
II. TÊN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tên nguyên tố hóa học
- GV đặt vấn đề: Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên gọi riêng. Việc đặt tên nguyên tố hóa học dựa vào nhiều cách khác nhau: theo tên người phát hiện ra nguyên tố, theo tên nơi nguyên tố được phát hiện ra hoặc liên quan đến tính chất, ứng dụng của nguyên tố
- GV gợi ý về nguồn gốc, tên gọi của một số nguyên tố hóa học
- GV yêu cầu HS quan sát bảng tên gọi của 20 nguyên tố đầu tiên, đọc được tên gọi của các nguyên tố theo phiên âm
- GV gọi ngẫu nhiên 5- 7 HS đọc tên các nguyên tố theo thứ tự hoặc bất kì. Mỗi HS đọc tên 10 nguyên tố.
Sản phẩm dự kiến:
- Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên gọi riêng
- Việc đặt tên nguyên tố dựa vào nhiều cách khác nhau (liên quan đến tính chất, ứng dụng của nguyên tố, theo tên của các nhà khoa học, theo tên của các địa danh,…)
III. KÍ HIỆU NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Hoạt động 3: Tìm hiểu kí hiệu nguyên tố hoá học
- GV đặt vấn đề: Trong khoa học để trao đổi với nhau về nguyên tố cần có những biểu diễn ngắn gọn thống nhất trên toàn thế giới. Vì vậy người ta đưa ra kí hiệu hoá học để biểu diễn nguyên tố.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu kiến thức kết hợp SGK thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi:
+ Nguyên tố hóa học được biểu diễn như thế nào? Cách viết kí hiệu hóa học? Cho ví dụ ?
+ Hãy hoàn thành thông tin trong bảng sau:
Nguyên tố hoá học | Kí hiệu | Ghi chú |
Iodine | ? | Kí hiệu có 1 chữ cái |
Fluorine | ? | |
Phosphorus | ? | |
Neon | ? | Kí hiệu có 2 chữ cái |
Silicon | ? | |
Aluminium | ? |
Sản phẩm dự kiến:
- Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng được gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
- Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc 2 chữ cái trong tên nguyên tố
+ Chữ cái đầu tiên viết in hoa
+ Chữ cái sau viết thường và nhỏ hơn chữ đầu
- Mỗi kí hiệu hóa học còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
- Chú ý: Một số trường hợp, kí hiệu hóa học không tương ứng với tên gọi theo IUPAC.
VD: Potassium là K
Copper là Cu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Chọn phương án đúng. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử
A. có cùng số proton.
B. có cùng khối lượng nguyên tử.
C. có cùng số neutron.
D. có cùng số hạt proton, neutron và electron.
Câu 2: Đồng (copper) và carbon là các
A. hợp chất.
B. hỗn hợp.
C. nguyên tử thuộc cùng nguyên tố hóa học.
D. nguyên tố hóa học.
Câu 3: Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố
A. phi kim.
B. đơn chất.
C. hợp chất.
D. khí hiếm.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thành phần hạt nhân của 2 nguyên tử X và Y được cho trong bảng sau:
X | Y | |
Số proton | 6 | 8 |
Số neutron | 7 | 7 |
a) Tính khối lượng của nguyên tử X và nguyên tử Y.
b) X và Y có thuộc cùng một nguyên tố hóa học không? Vì sao?
Câu 2: Bằng cách xác định các loại đá chính và tính trung bình thành phần nguyên tố của chúng, chúng ta có thể ước tính được sự phong phú của các nguyên tố trong lớp vỏ Trái Đất. Biểu đồ nguyên tố trong lớp vỏ Trái Đất cho biết tỉ lệ phần trăm về khối lượng và số nguyên tử của các nguyên tố khác nhau trong vỏ Trái Đất.
a) Viết kí hiệu hóa học của ba nguyên tố hóa học chiếm tỉ lệ khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất theo dữ liệu trên.
b*) Giải thích vì sao nguyên tố sodium có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử bằng nguyên tố calcium nhưng tỉ lệ phần trăm khối lượng lại nhỏ hơn.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 7 cánh diều