Giáo án và PPT KHTN 7 kết nối Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 13: Độ to và độ cao của âm. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 7 kết nối tri thức
BÀI 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Yêu cầu học sinh lắng nghe khi GV gảy dây đàn số 1 và gảy dây đàn số 6 của đàn ghita. Em có nhận xét gì về âm phát ra từ hai dây đàn?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. ĐỘ TO VÀ BIÊN ĐỘ CỦA SÓNG ÂM
Hoạt động 1: Độ to và biên độ của sóng âm
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Trang 65.
+ Hãy so sánh biên độ của sóng âm trong hình 13.2 b và 13.2 c từ đó rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm.
+ So sánh độ to của âm nghe được trong thí nghiệm vẽ ở hình 13.2 b và 13.2 c
+ Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm
+ Khi gãy đàn hoặc đánh trống , muốn âm phát ra to hơn người ta làm thế nào? Tại sao?
Sản phẩm dự kiến:
1. Biên độ dao động của nguồn âm, sóng âm
- Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của đầu thước.
- Biên độ dao động của sóng âm được biểu diễn bằng khoảng cách từ đường xy đến điểm cao nhất của đường biểu diễn trên màn hình.
2. Độ to của âm
- Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng nhỏ (và ngược lại).
II. ĐỘ CAO VÀ TẦN SỐ CỦA SÓNG ÂM
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Độ cao và tần số của sóng âm
- GV cung cấp 3 âm thanh có tần số khác nhau và đặt câu hỏi: Vậy tần số là gì?
- HS quan sát TN hình 13.4 SGK và trả lời câu hỏi: “Vậy sự cao, thấp của âm nghe được có liên hệ như thế nào với tần số của sóng âm?”
Sản phẩm dự kiến:
1. Tần số
- Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số
- Đơn vị của tần số là Héc, kí hiệu: Hz
- Tần số dao động =
Lưu ý: thời gian dao động tính bằng giây (s)
- Đàn ghita tần số: 880Hz
- Trống thực hiện được: 6000 dao động trong 1 phút.
- Con ong tần số: 330Hz
- Tần số âm mà tai ta có thể nghe được khoảng từ 20Hz đến 20 000 Hz
- Tần số của một số nốt nhạc : si (494 Hz) ; đô (523 Hz) ; rê (587 Hz) ; mi (629 Hz) ; fa (698 Hz) ; son (784 Hz) ; la (880 Hz).
2. Độ cao của âm
- Khi nghe âm, ta thấy co âm cao (bổng), âm thấp (trầm)
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn
+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
=> Sóng âm có tần số càng lớn thì âm phát ra càng cao (và ngược lại)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Biên độ dao động của âm càng lớn khi
A. vật dao động với tần số càng lớn.
B. vật dao động càng nhanh.
C. vật dao động càng chậm.
D. vật dao động càng mạnh.
Câu 2: Trên cùng một quãng tám, trong các âm Fa, Sol, Mi, La, tần số dao động của âm nào là lớn nhất?
A. Fa.
B. Sol.
C. Mi.
D. La.
Câu 3: Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra như thế nào?
A. Trầm.
B. Bổng.
C. Vang.
D. Truyền đi xa.
Câu 4: Một vật thực hiện dao động với tần số 20Hz. Trong 2 phút vật thực hiện được
A. 2000 dao động.
B. 20 dao động.
C. 2400 dao động.
D. 40 dao động.
Câu 5: Vật nào sau đây phát ra âm nghe trầm nhất?
A. Vật dao động 160 lần trong 0,5 giây.
B. Vật dao động 6000 lần trong 1 phút.
C. Vật dao động 200 lần trong 1 giây.
D. Vật dao động 6 lần trong 0,02 giây.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - D | Câu 2 - D | Câu 3 - B | Câu 4 - C | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy giải thích tại sao khi ta nói to và nói nhiều sẽ dễ bị khản tiếng, đau họng?
Câu 2: Giọng nữ thường cao hơn giọng nam, vậy khi nói, dây thanh quản của nam hay nữ sẽ dao động nhanh hơn?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 7 kết nối tri thức
VẬT LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn giáo án Vật lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử vật lí 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời sáng tạo
VẬT LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Soạn giáo án Vật lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 7 kết nối tri thức
VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU
Soạn giáo án Vật lí 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử vật lí 7 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 cánh diều