Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 13: Độ to và độ cao của âm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn?

  1. Vật có tần số dao động 70Hz dao động nhanh hơn
  2. Vật có tần số dao động 50Hz dao động nhanh hơn
  3. Chưa đủ điều kiện để kết luận
  4. 2 vật dao động bằng nhau

Câu 2: Khi vật dao động chậm thì có tần số và âm phát ra như thế nào?

  1. Tần số dao động lớn và âm phát ra càng thấp
  2. Tần số dao động lớn và âm phát ra càng cao
  3. Tần số dao động nhỏ và âm phát ra càng thấp
  4. Tần số dao động nhỏ và âm phát ra càng cao

Câu 3: Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ :

  1. 20Hz đến 20000Hz
  2. Dưới 20Hz
  3. Lớn hơn 20000Hz
  4. 200Hz đến 20000Hz

Câu 4: Tần số là:

  1. Các công việc thực hiện trong 1 giây
  2. Số dao động trong 1 giây
  3. Thời gian thực hiện 1 dao động
  4. Quãng đường dịch chuyển trong 1 giây

Câu 5: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

  1. Khi vật dao động mạnh hơn
  2. Khi tần số dao động lớn hơn
  3. Khi vật dao động chậm hơn
  4. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn

Câu 6: Tính tần số dao động của một vật thực hiện được 360 dao động trong 3 phút.

  1. 2Hz
  2. 3Hz
  3. 4Hz
  4. 1Hz

Câu 7: Hãy so sánh tần số dao động của các ni nhạc “Đồ và Rê”

  1. Tần số dao động của âm Đồ lớn hơn tần sô’ dao động của âm Rê.
  2. Tần số dao động của âm Đồ bằng tần sô’ dao động của âm Rê.
  3. Tần số dao động của âm Đồ nhỏ hơn tần sô’ dao động của âm Rê.
  4. Tất cả đều sai

Câu 8: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

  1. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
  2. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
  3. Trong 5 giây, mặt trông thực hiện được 500 dao động.
  4. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động

Câu 9: Bản thân các em có thể là nguồn âm và có thể điều chỉnh độ to của một số nguồn âm sao cho phù hợp không ảnh hưởng xấu đến người xung quanh. Theo em việc nào sau đây nên làm?

  1. Phát biểu to rõ trong giờ học
  2. Nói quá nhỏ trong giao tiếp
  3. Nói chuyện riêng trong giờ học
  4. Mở lớn nhạc và nghe thường xuyên bằng tai nghe

Câu 10: Khả năng cảm nhận âm thanh của người có đặc điểm gì ?

  1. Những người cùng giới tính có khả năng cảm nhận âm thanh giống nhau.
  2. Mỗi người có khả năng cảm nhận âm thanh khác nhau.
  3. Những người bằng tuổi có khẳ năng cảm nhận âm thanh giống nhau
  4. Tất cả mọị người có khả năng cảm nhận âm thanh như nhau

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

A

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?

  1. Khi âm phát ra với tần số cao.
  2. Khi âm nghe nhỏ.
  3. Khi âm nghe to.
  4. Khi âm phát ra với tần số thấp.

Câu 2: Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dảv đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?

  1. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.
  2. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát r2 có tần số càng nhỏ.
  3. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.
  4. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ.

Câu 3: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là:

  1. Biên độ dao động
  2. Tốc độ dao động
  3. Tần số dao động
  4. Chu kỳ dao động

Câu 4: Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) của con người vào khoảng;

  1. 100dB
  2. 110dB
  3. 120dB
  4. 130dB

Câu 5: Biên độ dao động của âm càng lớn khi

  1. Vật dao động càng chậm
  2. Vật dao động càng mạnh
  3. Vật dao động càng nhanh
  4. Vật dao động với tần số càng lớn

Câu 6: Có 4 li nước (dạng li cao) giống nhau, được đổ nước vào với các mực nước khác nhau. Dùng thìa gõ vào thành li, ta nghe thấy âm thanh khác nhau phát ra

  1. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng cao
  2. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng trầm
  3. Li có mức nước càng thấp phát ra âm thanh càng to
  4. Li có mức nước càng cao âm thanh phát ra càng to

Câu 7: Âm do một vật phát ra càng nhỏ khi:

  1. Vật dao động càng chậm
  2. Biên độ dao động càng nhỏ
  3. Tần số dao động càng nhỏ
  4. Vật dao động càng nhỏ

Câu 8: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi ?

  1. Biên độ và tần số dao động của âm
  2. tần số dao động của âm
  3. Vận tốc truyền âm
  4. Biên độ dao động của âm

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng Tại sao khi đứng tại sân ga ta nghe tiếng còi rời ga phát ra nhỏ dần, còn khi tàu đến ga thì âm thanh lớn dần?

  1. Vì đó là dấu hiệu để phân biệt tàu đến và tàu đi
  2. Đó là một tính năng của còi tàu
  3. Vì tàu đến là khoảng cách giữa ta và tàu mỗi lúc một gần do đó mà ta nghe to hơn còn tàu đi khoảng cách mỗi lúc một xa nên ta nghe nhỏ hơn
  4. Cả ba câu trên đều sai

Câu 10: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là:

  1. 2Hz
  2. 0,5Hz  
  3. 2s
  4. 0,5s

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

A

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

D

C

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày khái niệm biên độ dao động. Độ cao của âm phụ thuộc vào điều gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Nếu một dây đàn ghita dao động 1000 lần mỗi giây thì tần số của nó là bao nhiêu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (vị trí cân bằng) đến vị trí xa nhất của dao động.

-       Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.

-       Sóng âm có tần số càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (bổng) và ngược lại, sóng âm có tần số âm càng nhỏ thì nghe thấy âm càng thấp (trầm).

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây.

® Biểu thức mối liên hệ giữa tần số f (Hz), thời gian t (s) và số dao động N là: 

f = N : t

® Một giây, đàn ghita dao động 1000 lần, nên tần số do đàn ghita phát ra là 1000 Hz.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu mối quan hệ giữa độ to và độ cao của âm với cảm nhận âm thanh của người nghe.

Câu 2 ( 4 điểm). Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng loa A phát ra âm có tần số lớn hơn 60 Hz so với âm do loa B phát ra; âm do loa B phát ra có độ to lớn hơn 30 dB so với âm do loa A phát ra. Hỏi bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm do loa nào phát ra cao hơn, âm do loa nào phát ra lớn hơn?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Mối quan hệ giữa độ to và độ cao của âm có ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận âm thanh của người nghe. Độ to của âm liên quan đến cường độ của âm thanh, tức là mức độ mạnh yếu của âm, trong khi độ cao của âm liên quan đến tần số của âm thanh, tức là âm cao hay thấp.

-       Người nghe thường cảm nhận độ to của âm như là âm lượng, còn độ cao của âm liên quan đến những âm thanh trong dải tần số cao (như tiếng chuông).

-       Một âm to và có độ cao cao thường được người nghe cảm nhận là mạnh mẽ và sắc nét, trong khi âm to nhưng độ cao thấp có thể được cảm nhận là ồn ào, còn âm yếu nhưng độ cao cao có thể được cảm nhận là tương đối mềm mại, nhẹ nhàng.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Âm do loa A phát ra có tần số lớn hơn 60 Hz so với âm do loa B phát ra. Do đó bạn học sinh sẽ nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn vì tần số càng lớn, âm càng cao.

-       Âm do loa B phát ra có độ to lớn hơn 30 dB so với âm do loa A phát ra. Do đó bạn học sinh sẽ nghe thấy âm do loa B phát ra lớn hơn vì độ to càng lớn, âm phát ra càng to

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vật phát ra âm to hơn khi nào?

  1. Khi vật dao động mạnh hơn
  2. Khi tần số dao động lớn hơn
  3. Khi vật dao động nhanh hơn
  4. Cả 3 trường hợp trên

Câu 2: Biên độ dao động là gì?

  1. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
  2. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được
  3. Là độ lệch của vật trong một giây
  4. Là số dao động trong một giây

Câu 3: Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng?

  1. Con lắc không phải là nguồn âm.
  2. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
  3. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.
  4. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.

Câu 4: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?

  1. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
  2. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
  3. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
  4. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái niệm và đơn vị của tần số. Tần số âm mà tai người có thể nghe thấy nằm trong khoảng nào?

Câu 2: Lấy ví dụ minh họa âm trầm, âm bổng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Tần số là số dao động vật thực hiện trong một giây.

-       Đơn vị của tần số: Héc, kí hiệu là Hz.

-       Tần số âm mà tai người có thể nghe thấy được khoảng từ 20 Hz đến 20 000 Hz.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Lời nói nhỏ có độ to là 20 dB (âm trầm)

-       Tiếng nhạc lớn có độ to là 80 dB (âm bổng)

1.5 điểm

1.5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  1. Tần số dao động
  2. Thời gian dao động
  3. Biên độ dao động
  4. Tốc độ dao động

Câu 2: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

  1. Rắn, lỏng, khí
  2. Khí, rắn, lỏng
  3. Lỏng, khí, rắn
  4. Khí, lỏng, rắn

Câu 3: Tai ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi ta gõ nhẹ là do

  1. Gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn
  2. Gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống tăng
  3. Gõ mạnh làm thành trống dao động mạnh hơn
  4. Gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn

Câu 4: So sánh tần số dao động của các nốt nhạc RÊ và MI, của các nốt nhạc RÊ và FA:

  1. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ bằng FA.
  2. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ lớn hơn FA.
  3. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
  4. Tần số của nốt nhạc RÊ lớn hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Độ to của âm phụ thuộc vào điều gì? Nêu mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ của nguồn âm

Câu 2. Khi ta siết chặt dây đàn thì âm phát ra sẽ như thế nào và ngược lại?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.

-       Sóng âm có biên độ dao động càng lớn thì âm nghe thấy càng to (và ngược lại).

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Khi siết chặt, dây đàn căng nhiều, dao động của dây đàn nhanh, âm phát ra cao, tần số dao động lớn.

-       Khi không siết chặt, dây đàn căng ít, dao động của dây đàn chậm, âm phát ra thấp, tần số dao động nhỏ.

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 13: Độ to và độ cao của âm (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay