Giáo án và PPT KHTN 9 chân trời bài 5: Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 5: Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 9 - Vật lí chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 9 chân trời sáng tạo
BÀI 5: TÁN SẮC ÁNH SÁNG QUA LĂNG KÍNH. MÀU SẮC CỦA VẬT
A. KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi cho HS theo nội dung Mở đầu (SGK – tr22)
Một người mặc một chiếc áo màu đỏ đứng trên sân khấu. Dưới ánh sáng của đèn sân khấu luôn thay đổi màu, có phải lúc nào khán giả cũng nhìn thấy áo người này màu đỏ không?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Thí nghiệm tìm hiểu quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính
Tiến hành thí nghiệm (Hình 5.2) và cho biết chùm sáng đi vào lăng kính và đi ra khỏi lăng kính có điểm gì khác nhau?
Sản phẩm dự kiến:
- Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp qua lăng kính, ta thu được trên màn chắn một dải màu như cầu vồng, gọi là quang phổ của ánh sáng trắng. Dải sáng này có màu từ đỏ đến tím. Hiện tượng trên gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng gây ra bởi lăng kính.
- Theo định luật khúc xạ ánh sáng, tia đổ bị lệch ít nhất và tia tím bị lệch nhiều nhất. Sau khi đi qua lăng kính, các tia sáng có màu khác nhau bị tách ra tạo thành dải các màu sắp xếp liên tục. Đó là nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng khi truyền qua lăng kính.
Hoạt động 2: Giải thích sự tán sắc của ánh sáng mặt trời qua lăng kính
a) Sự sắp xếp các màu trong quang phổ của ánh sáng mặt trời (hình 5.3) và quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính (hình 5.2) có điểm gì giống nhau?
b) Vì sao ta có thể kết luận ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng?
Sản phẩm dự kiến:
a) Trong quang phổ của ánh sáng trắng và của ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ta thấy:
+ Có đầy đủ 7 màu cơ bản và được sắp xếp theo thứ tự: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
+ Màu đỏ và màu tím nằm ở hai mép ngoài cùng.
b) Có thể kết luận ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng vì trong ánh sáng mặt trời có các màu như ánh sáng trắng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đường đi của tia sáng qua lăng kính
Khi chiếu các chùm tia sáng hẹp đơn sắc khác nhau qua lăng kính, ta thu được kết quả chùm tia sáng hẹp đi ra khỏi lăng kính luôn lệch về phía đáy của nó.
Hoạt động 4: Tìm hiểu màu sắc của vật
Một quả bóng có màu vàng dưới ánh sáng mặt trời. Đặt quả bóng này trong phòng tối, sau đó lần lượt chiếu ánh sáng đỏ, lục vào quả bóng thì ta sẽ thấy nó có màu gì?
Sản phẩm dự kiến:
Quả bóng màu vàng phản xạ mạnh ánh sáng màu vàng và hấp thụ hầu hết các ánh sáng màu còn lại. Vì vậy, nếu chiếu ánh sáng màu đỏ, lục vào quả bóng này khi đặt trong phòng tối thì ta thấy quả bóng có màu gần như đen.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Lăng kính là
A. Một khối trong suốt, đồng chất thường có dạng lăng trụ tam giác
B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.
D. Một khối có màu đen.
Câu 2: Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào?
A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.
B. Vẫn là một tia sáng trắng.
C. Bị tách ra nhiều thành tia sáng trắng.
D. Là một tia sáng trắng có viền màu.
Câu 3: Chiếu các chùm sáng đơn sắc khác nhau qua lăng kính, ta thu được
A. luôn luôn có chùm tia đi ra khỏi lăng kính ở mặt bên thứ hai của lăng kính.
B. chùm tia đi ra khỏi lăng kính luôn lệch về phía đáy của nó
C. chùm tia đi ra khỏi lăng kính luôn lệch về phía đỉnh của nó
D. đường đi của tia sáng đối xứng qua mặt phân giác của góc ở đỉnh.
Câu 4: Ánh sáng trắng
A. không bị tán sắc khi truyền qua bản hai mặt song song
B. hỗn hợp ánh sáng có nhiều màu màu sắc khác nhau
C. gồm hai loại ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau
D. được truyền qua một lăng kính, tia đỏ luôn bị lệch nhiều hơn tia tím
Câu 5: Hiện tượng tán sắc xảy ra là do
A. chiết suất của môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau
B. các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có màu khác nhau
C. chùm sáng trắng gồm vô số các chùm sáng có màu khác nhau
D. chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: A
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS làm việc ở nhà theo nội dung Vận dụng (SGK – tr25):
Vì sao lá cây thường có màu lục dưới ánh sáng mặt trời?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 9 chân trời sáng tạo