Trắc nghiệm đúng sai KHTN 9 chân trời Bài 5: Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) Bài 5: Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
BÀI 5: TÁN SẮC ÁNH SÁNG QUA LĂNG KÍNH. MÀU SẮC CỦA VẬT.
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Vật có màu đỏ là do nó hấp thụ tất cả các ánh sáng màu trừ màu đỏ.
b) Màu sắc của một vật không phụ thuộc vào góc nhìn của người quan sát.
c) Vật màu đen nóng lên nhanh hơn vật màu trắng khi đặt dưới ánh nắng mặt trời.
d) Áo màu trắng vào mùa hè mát hơn áo màu đen.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau.
b) Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu xác định.
c) Chiết suất của môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc là như nhau.
d) Khi chiếu một chùm sáng trắng qua lăng kính, tia sáng màu đỏ bị lệch nhiều nhất.
Đáp án:
Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Tia sáng màu tím bị lệch ít nhất khi đi qua lăng kính.
b) Hiện tượng tán sắc ánh sáng chứng tỏ ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc.
c) Ánh sáng đơn sắc có thể bị tán sắc thành nhiều màu.
d) Lăng kính có khả năng tách các ánh sáng đơn sắc có trong ánh sáng trắng.
Đáp án:
Câu 4: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Ánh sáng mặt trời là một ví dụ về ánh sáng trắng.
b) Hiện tượng tán sắc ánh sáng chỉ xảy ra khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính.
c) Hiện tượng cầu vồng là một ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
d) Màu sắc của một vật là do ánh sáng màu mà vật đó hấp thụ.
Đáp án:
Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Màu sắc của một vật phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng chiếu vào vật.
b) Khi chiếu ánh sáng xanh vào một vật màu đỏ, vật đó sẽ có màu đỏ.
c) Màu sắc của một vật không thay đổi khi thay đổi nguồn sáng chiếu vào.
d) Vật màu đen hấp thụ tất cả các ánh sáng màu.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau: một lăng kính có góc chiết quang là 60º, biết chiết xuất của lăng kính đối với ánh sáng đó là 1,5. Chiếu tia sáng màu đỏ vào mặt bên của lăng kính với góc tới 60º. Chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Góc khúc xạ r1 = 40º.
b) Tia tới i2 = 38,8º.
c) Góc khúc xạ r2 = 28º.
d) Góc lệch của tia ló và tia tới là 38,8º,
Đáp án:
Câu 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
b) Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.
c) Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc
d) Khi chiếu một chùm ánh sáng Mặt Trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.
Đáp án:
Câu 8: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.
b) Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định.
c) Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.
d) Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Đáp án:
Câu 9: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Góc lệch D luôn có giá trị dương.
b) Khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra không khí, tia ló sẽ lệch về phía đỉnh của lăng kính.
c) Khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, tia ló sẽ lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.
d) Góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính phụ thuộc vào góc chiết quang.
Đáp án:
Câu 10: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Giao tuyến của hai mặt bên gọi là cạnh của lăng kính.
b) Góc hợp bởi hai mặt bên của lăng kính gọi là góc chiết quang.
c) Cạnh của lăng kính vuông góc với mặt bên.
d) Góc chiết quang luôn bằng 90 độ.
Đáp án:
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 5: Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật