Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 9 chân trời sáng tạo
Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Vật lí 9 chân trời
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ
BÀI 12: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi, làm thí nghiệm và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ và điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về cảm ứng điện từ; tiến hành thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ và tìm hiểu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Năng lực đặc thù:
*Nhận thức khoa học:
Đưa ra phán đoán về kết quả thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ.
Nêu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
*Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Nhận biết và giải thích được những hiện tượng trong thực tế liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh bố trí thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện, hình ảnh bố trí thí nghiệm dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện, hình ảnh các đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm điện, hình ảnh minh họa số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn,…
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
HS mỗi nhóm:
+ Dụng cụ thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện: cuộn dây dẫn, điện kế, dây nối, nam châm vĩnh cửu và giá đỡ có trục quay.
+ Dụng cụ thí nghiệm dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện: hai cuộn dây, điện kế, bộ nguồn, đế gắn pin có công tắc và đèn tín hiệu, công tắc điện và các dây nối.
HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Từ dụng cụ quen thuộc trong đời sống, giúp HS bước đầu nhận biết được nguyên tắc hoạt động của dụng cụ điện liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nguyên lí hoạt động của đèn pin nạp điện bằng tay, phát biểu ý kiến của bản thân, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được nguyên lí hoạt động của đèn pin nạp điện bằng tay, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh đèn pin nạp điện bằng tay cho HS quan sát.
- GV giới thiệu: Hình bên là một loại đèn pin sử dụng bóng đèn LED được nạp điện bằng cách bóp tay vào cần nạp điện. Bên trong đèn pin có nam châm, cuộn dây dẫn và một pin sạc lithium để nạp điện.
- GV nêu câu hỏi: Loại đèn này hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Gợi ý đáp án:
+ Loại đèn này hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này chúng ra vào bài học ngày hôm nay:Bài 12: Cảm ứng điện từ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ
a. Mục tiêu: HS nhận biết được hiện tượng cảm ứng điện từ thông qua hai thí nghiệm để tạo ra dòng điện.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các thí nghiệm theo hoạt động trong SGK để tìm hiểu về dòng điện cảm ứng.
c. Sản phẩm:
- Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- HS hoàn thành Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi 1 (SGK – tr55): Tiến hành thí nghiệm 1, từ đó cho biết ở trường hợp nào thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện. Bảng khảo sát sự xuất hiện của dòng điện trong cuộn dây dẫn
Câu hỏi 2 (SGK – tr56): Tiến hành thí nghiệm 2, từ đó cho biết ở trường hợp nào thì trong cuộn dây dẫn B xuất hiện dòng điện. Bảng khảo sát sự xuất hiện của dòng điện trong cuộn dây dẫn
Câu hỏi 3 (SGK – tr56): Từ thí nghiệm 1 và 2, có thể kết luận gì về sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng? |
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4 - 5 HS. - GV phát dụng cụ thí nghiệm cho HS, yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK, quan sát và hoàn thành nội dung Phiếu học tập. Thí nghiệm 1: Dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện + Dụng cụ thí nghiệm: một cuộn dây dẫn, điện kế, các dây nối, nam châm vĩnh cửu và giá đỡ có trục quay + Các bước tiến hành: Bước 1: Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai chốt của điện kế. Bước 2: Đặt nam châm lên gái đỡ, giữ yên nam châm trước cuộn dây dẫn (hình 12.1). Quan sát kim điện kế. Bước 3: Dịch chuyển nam châm trượt trên giá đỡ đến gần cuộn dây dẫn, sau đó dịch chuyển nam châm ra xa cuộn dây dẫn. Quan sát kim điện kế. Bước 4: Đặt nam châm cố định trên giá đỡ sao cho trục quay đi qua trung điểm của nam châm. Quay nam châm trước cuộn dây dẫn. Quan sát kim điện kế. Thí nghiệm 2: Dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện + Dụng cụ thí nghiệm: hai cuộn dây dẫn A và B, điện kế, bộ nguồn gồm 4 viên pin 1,5 V, đế gắn pin có công tắc và đèn tín hiệu, công tắc điện và các dây nối. + Các bước tiến hành: Bước 1: Lắp các dụng cụ như hình 12.2. Nối cuộn dây dẫn A với bộ nguồn thông qua công tắc điện để tạo thành nam châm điện. Nối hai đầu cuộn dây dẫn B với điện kế. Đặt hai cuộn dây dẫn A và B gần nhau. Ban đầu công tắc điện đang mở. Quan sát kim điện kế. Bước 2: Đóng công tắc điện. Quan sát kim điện kế trong khi đóng và sau khi đóng công tắc điện. Bước 3: Ngắt công tắc điện. Quan sát kim điện kế trong khi ngắt và sau khi ngắt công tắc điện. - Sau khi HS trả lời nội dung Phiếu học tập, GV kết luận về hiện tượng cảm ứng điện từ. - GV yêu cầu HS đọc nội dung Mở rộng (SGK – tr57) để tìm hiểu về nhà bác học người Anh Michael Faraday. - GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu thêm về bộ phim tài liệu về Michael Faraday. https://www.youtube.com/watch?v=OEhTEjYxBG4&t=105s Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thực hiện thí nghiệm và thảo luận trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung: + Phiếu học tập (đính kèm phía dưới Hoạt động). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Hiện tượng cảm ứng điện từ. - GV chuyển sang nội dung Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. | I. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ - Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn ở hai thí nghiệm trên được gọi là dòng điện cảm ứng. + Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hoặc ra xa một đầu của cuộn dây đó. + Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.
|
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
Hình bên là một loại đèn pin sử dụng bóng đèn LED được nạp điện bằng cách bóp tay vào cần nạp điện. Bên trong đèn pin có nam châm, cuộn dây dẫn và một pin sạc lithium để nạp điện.
Loại đèn này hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?
CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ
BÀI 12: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
NỘI DUNG BÀI HỌC
01
HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Chia lớp thành các nhóm 4 - 5 HS, tiến thành Thí nghiệm 1, 2 và hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Tiến hành thí nghiệm 1, từ đó cho biết ở trường hợp nào thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện.
Tiến hành thí nghiệm 2, từ đó cho biết ở trường hợp nào thì trong cuộn dây dẫn B xuất hiện dòng điện.
Từ thí nghiệm 1 và 2, có thể kết luận gì về sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng?
Thí nghiệm 1:
Dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện
Dụng cụ thí nghiệm:
Các bước tiến hành:
• Bước 1: Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai chốt của điện kế.
• Bước 2: Đặt nam châm lên gái đỡ, giữ yên nam châm trước cuộn dây dẫn (hình 12.1). Quan sát kim điện kế.
• Bước 3: Dịch chuyển nam châm trượt trên giá đỡ đến gần cuộn dây dẫn, sau đó dịch chuyển nam châm ra xa cuộn dây dẫn. Quan sát kim điện kế.
• Bước 4: Đặt nam châm cố định trên giá đỡ sao cho trục quay đi qua trung điểm của nam châm. Quay nam châm trước cuộn dây dẫn. Quan sát kim điện kế.
• Video minh họa thí nghiệm dịch chuyển nam châm đến gần, ra xa cuộn dây
• Video minh họa thí nghiệm quay nam châm vĩnh cửu trước cuộn dây dẫn
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI
Bộ trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 2: CƠ NĂNG
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Động năng của một vật được xác định bởi biểu thức
A.
B.
C.
D.
Câu 2: Trong hệ SI, đơn vị đo thế năng là gì?
A. Oát (W).
B. Calo (cal).
C. Jun (J).
D. Niuton (N).
Câu 3: Gốc thế năng thường được chọn tại
A. vị trí đặt vật.
B. mặt đất.
C. giữa vật và mặt đất.
D. tại thời điểm vật bắt đầu chuyển động.
Câu 4: Chọn gốc thế năng tại mặt đất, thế năng của một vật thay đổi như thế nào nếu vật được đặt ở vị trí cao gấp ba lần vị trí ban đầu?
A. Thế năng tăng gấp chín lần.
B. Thế năng giảm ba lần.
C. Thế năng giảm chín lần.
D. Thế năng tăng gấp ba lần.
Câu 5: Trong quá trình vật chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể
A. chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
B. cùng tăng.
C. luôn luôn không thay đổi.
D. cùng giảm.
Câu 6: Động năng của một ô tô đang chạy trên đường thay đổi như nào nếu tốc độ của nó giảm đi một nửa?
A. Tăng gấp đôi.
B. Giảm bốn lần.
C. Tăng gấp bốn.
D. Giảm một nửa.
Câu 7: Thế năng của một vật được xác định bởi biểu thức nào?
A. Wt = 10Ph.
B. Wt = mh.
C. Wt = Ph.
D. Wt = mv2.
-----------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI
Bộ đề vật lí 9 chân trời biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây vật vừa có động năng tăng, vừa có thế năng tăng?
A. Quả táo đang rơi từ trên cành xuống đất.
B. Máy bay đang cất cánh.
C. Ô tô đang chạy trên đường cao tốc.
D. Xe đạp đang xuống dốc.
Câu 2. Động năng của một vật thay đổi như thế nào nếu tốc độ của nó tăng lên gấp đôi?
A. Động năng tăng gấp đôi.
B. Động năng giảm một nửa.
C. Động năng tăng gấp bốn lần.
D. Động năng không đổi.
Câu 3. Đơn vị nào dưới đây không dùng để đo công?
A. Niuton (N).
B. Jun (J).
C. Calo (cal).
D. British Thermal Unit (BTU).
Câu 4. Hình bên mô tả khúc xạ khi tia sáng truyền từ môi trường nước ra không khí. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. B là điểm tới.
B. AB là tia khúc xạ.
C. BN là tia tới.
D. BC là pháp tuyến tại điểm tới.
Câu 5. Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?
A. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
C. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
Câu 6. Một quả táo có màu đỏ khi đặt dưới ánh sáng mặt trời. Đặt quả bóng này trong phòng tối, sau đó chiếu ánh sáng màu lam vào quả táo thì ta sẽ thấy nó có màu gì?
A. Đỏ.
B. Lam.
C. Đen.
D. Cam.
Câu 7. Thác nước có độ cao 40 m và cứ mỗi phút có 30 m3 nước đổ xuống. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Giá trị công suất của thác nước này là
A. 20 000 W.
B. 200 000 W.
C. 800 000 W.
D. 40 000 W.
Câu 8. Một tia sáng truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường nước và không khí. Biết chiết suất tỉ đối của nước đối với không khí là n = 4/3 và góc tới bằng 300. Độ lớn góc khúc xạ là
A. 22,020.
B. 48,590.
C. 41,810.
D. 19,470.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Một con lắc gồm vật nặng có khối lượng 2 kg được treo vào đầu sợi dây dài, không dãn. Từ vị trí cân bằng O ban đầu, vật được nâng lên 0,5 m đến điểm A rồi thả nhẹ (hình bên). Chọn gốc thế năng tại O. Coi cơ năng của vật không đổi.
a) Tính cơ năng của vật tại A.
b) Tính tốc độ của vật khi đi qua điểm O.
Câu 2 (2 điểm). Một người mặc một chiếc áo màu đỏ đứng trên sân khấu. Dưới ánh sáng của đèn sân khấu luôn thay đổi màu, có phải lúc nào khán giả cũng nhìn thấy áo người này màu đỏ không?
Câu 3 (2 điểm). Hai xe nâng được dùng để nâng thùng hàng từ mặt đất tới sàn một xe tải có độ cao 1,5 m. Xe thứ nhất nâng thùng hàng có trọng lượng 600 N hết thời gian 10 s. Xe thứ hai nâng thùng hàng có trọng lượng 800 N hết 15 s.
a) Tính công mà mỗi xe đã thực hiện để nâng thùng hàng.
b) So sánh công suất của mỗi xe.
BÀI LÀM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | C | A | A | D | C | B | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a) Cơ năng tại A: | 1 điểm |
b) Cơ năng không đổi nên ta có động năng tại O là: Động năng tại O là: Suy ra, tốc độ tại O là: |
0,5 điểm
0,5 điểm | |
Câu 2 (2 điểm) | Dưới ánh sáng của đèn sân khấu luôn thay đổi màu, khán giả không phải lúc nào cũng thấy áo người này màu đỏ. Do chiếc áo chỉ phản xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và hấp thụ hầu hết các ánh sáng màu khác, nên khi có ánh sáng khác chiếu đến, chiếc áo hấp thụ hết ánh sáng nên ta thấy chiếc áo gần như màu đen. | 2 điểm |
Câu 3 (2 điểm) | a) Công của xe nâng thứ nhất là: Công của xe nâng thứ hai là: b) Công suất của xe nâng thứ nhất là: Công suất của xe nâng thứ hai là: Vậy xe nâng thứ nhất có công suất lớn hơn xe nâng thứ hai. |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
-----------Còn tiếp-----------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ vật lí 9 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint khoa học tự nhiên 9 chân trời, soạn vật lí 9 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS