Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Vật lí 9 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 2: CƠ NĂNG

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Động năng của một vật được xác định bởi biểu thức

Câu 2: Trong hệ SI, đơn vị đo thế năng là gì?

  1. Oát (W).
  2. Calo (cal).
  3. Jun (J).
  4. Niuton (N).

Câu 3: Gốc thế năng thường được chọn tại

  1. vị trí đặt vật.
  2. mặt đất.
  3. giữa vật và mặt đất.
  4. tại thời điểm vật bắt đầu chuyển động.

Câu 4: Chọn gốc thế năng tại mặt đất, thế năng của một vật thay đổi như thế nào nếu vật được đặt ở vị trí cao gấp ba lần vị trí ban đầu?

  1. Thế năng tăng gấp chín lần.
  2. Thế năng giảm ba lần.
  3. Thế năng giảm chín lần.
  4. Thế năng tăng gấp ba lần.

Câu 5: Trong quá trình vật chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể

  1. chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
  2. cùng tăng.
  3. luôn luôn không thay đổi.
  4. cùng giảm.

Câu 6: Động năng của một ô tô đang chạy trên đường thay đổi như nào nếu tốc độ của nó giảm đi một nửa?

  1. Tăng gấp đôi.
  2. Giảm bốn lần.
  3. Tăng gấp bốn.
  4. Giảm một nửa.

Câu 7: Thế năng của một vật được xác định bởi biểu thức nào?

  1. Wt= 10Ph.
  2. Wt= mh.
  3. Wt= Ph.
  4. Wt= mv2.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)  

Câu 1: Quả bóng có khối lượng 2 kg được đặt trên mặt bàn có độ cao 1 m so với mặt đất. Thế năng của quả bóng là

  1. 2 J.
  2. 20 J.
  3. 40 J.
  4. 4 J.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây có thế năng thay đổi?

  1. Ô tô đang chạy trên đường.
  2. Kiện hàng đang dịch chuyển nhờ băng chuyền.
  3. Máy bay đang hạ cánh.
  4. Quả bóng lăn trên sân.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây có động năng tăng?

  1. Xe máy bắt đầu chuyển động.
  2. Máy bay đang chuyển động trên bầu trời.
  3. Ô tô phanh lại khi gặp vật cản trên đường.
  4. Khúc gỗ đang trôi trên sông.

Câu 4: Một vận động viên có khối lượng 60 kg đang chạy với vận tốc 12,6 km/h. Động năng của vận động viên này là

  1. 367,5 J.
  2. 4762 J.
  3. 735 J.
  4. 756 J.

Câu 5: Chuyển động nào sau đây có động năng lớn nhất?

  1. Em bé có khối lượng 15 kg đang chạy với vận tốc 10 m/s.
  2. Viên đạn có khối lượng 100 g đang bay với tốc độ 300 m/s.
  3. Quả bóng có khối lượng 2 kg đang lăn với tốc độ 3,6 km/h.
  4. Vận động viên có khối lượng 75 kg đang đạp xe với tốc độ 24 km/h.

Câu 6: Trong chuyển động của con lắc, ở vị trí nào vật có thế năng nhỏ nhất?

 

  1. Vị trí A.
  2. Vị trí B.
  3. Vị trí M.
  4. Vị trí O.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Trường hợp nào trong hình dưới đây, vật có động năng tăng và thế năng giảm?

  1. Máy bay đang cất cánh.
  2. Viên đạn được bắn ra từ nòng súng.
  3. Quả cam đang rơi từ trên cành xuống đất.
  4. Ô tô đang lên dốc.

Câu 2: Nếu một vật có động năng là 350 J và vận tốc của vật là 10 m/s thì khối lượng của vật là bao nhiêu?

  1. 10 kg.
  2. 7 kg.
  3. 8 kg.
  4. 15 kg.

Câu 3: Một máy bay có khối lượng 200 tấn đang bay với tốc độ ổn định 900 km/h ở độ cao 9 km so với mặt đất. Động năng của vật là

  1. 6,25.109 J.
  2. 1,8.107J.
  3. 8,1.106J.
  4. 2.1010J.

Câu 4: Một chiếc hộp có trọng lượng 50 N bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 15 m, dài 10 m. Độ giảm thế năng của chiếc hộp khi nó trượt đến chân mặt phẳng nghiêng là

  1. 500 J.
  2. 750 J.
  3. 250 J.
  4. 600 J.

Câu 5: Hình dưới mô tả vị trí của các cabin trong trò chơi vòng đu quay tại một thời điểm nhất định. Biết các cabin có khối lượng bằng nhau và vòng đu quay đang quay ở một tốc độ không đổi. Những cabin nào sau đây có cơ năng bằng nhau?

 

  1. 3 và 7.
  2. 8 và 4.
  3. 1 và 8.
  4. 6 và 2.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Một vật động viên có khối lượng 80 kg đang thực hiện trượt tuyết mạo hiểm, bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ vị trí 1 và trượt theo quỹ đạo như hình vẽ. Chọn gốc thế năng tại vị trí 5. Nếu cơ năng của vận động viên không đổi thì động năng của người đó tại vị trí 3 bằng bao nhiêu?

 

  1. 5600 J.
  2. 5000 J.
  3. 8000 J.
  4. 3200 J.

Câu 2: Một con lắc có khối lượng 1,5 kg được treo ở đầu một sợi dây dài, không dãn. Từ vị trí cân bằng O, người ta nâng vật lên độ cao 1 m đến điểm A rồi thả nhẹ. Chọn gốc thế năng tại O. Coi cơ năng của vật không đổi. Tốc độ của vật khi đi qua điểm O là

 

  1. 1,5 m/s.
  2. 2 m/s.
  3. 4,47 m/s.
  4. 3,16 m/s.

 

Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm khoa học tự nhiên 9 vật lí chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm vật lí 9 chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập KHTN vật lí 9 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay