Giáo án kì 2 Vật lí 9 chân trời sáng tạo
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Vật lí 9 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 9: Đoạn mạch nối tiếp
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 10: Đoạn mạch song song
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện
- Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 3
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 12: Cảm ứng điện từ
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 13: Dòng điện xoay chiều
- Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 4
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 15: Năng lượng tái tạo
- Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 5
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11: NĂNG LƯỢNG ĐIỆN. CÔNG SUẤT ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Lấy ví dụ để chứng tỏ được dòng điện có năng lượng.
Nêu được công suất điện định mức của dụng cụ điện (công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường).
Tính được năng lượng của dòng điện và công suất điện trong trường hợp đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tự duy độc lập của HS.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hành theo nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm việc tập thể, trao đổi và chia sẻ ý tưởng các nội dung học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống liên quan đến năng lượng điện và công suất điện.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được dòng điện có năng lượng, công suất điện, công suất điện định mức của dụng cụ điện.
Tìm hiểu tự nhiên: Thảo luận, phân tích thông tin, hình ảnh để hiểu rõ dòng điện có năng lượng, công suất điện.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về năng lượng của dòng điện, công suất điện tính được năng lượng của dòng điện và công suất điện trong một số trường hợp đơn giản.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh một số thiết bị điện; đồng hồ đo điện năng trong hộ gia đình; các giá trị định mức của một bóng đèn.
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập
2. Đối với học sinh:
SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
Dụng cụ học tập, vở nháp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung sẽ học trong bài là tìm hiểu về năng lượng điện và công suất điện. Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu về năng lượng điện và công suất điện
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề như trong SGK và yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi
Khởi động (SGK – tr50): Trên nhãn của một chiếc đèn bàn có ghi các thông số 220 V, 15 W. Những con số này có ý nghĩa gì?
- Lưu ý: GV khuyến khích HS đưa ra càng nhiều phương án trả lời càng tốt.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, vận dụng những hiểu biết của mình đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
- 220 V là hiệu điện thế định mức của chiếc đèn bàn.
- 15 W là công suất định mức của chiếc đèn bàn.
Nếu cung cấp cho đèn bàn một hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức của nó thì chiếc đèn bàn sẽ hoạt động bình thường và với công suất bằng công suất định mức.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học - Bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng
a. Mục tiêu: HS lấy được ví dụ để chứng tỏ được dòng điện có năng lượng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn để HS trả lời câu hỏi thảo luận, tìm hiểu một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để lấy một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận, tìm hiểu thông tin, quan sát Hình 11.1; trong SGK và hoàn thành câu Thảo luận 1 (SGK – tr50) Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ dòng điện có năng lượng. - Sau khi các nhóm báo cáo kết quả, GV rút ra kết luận dòng điện có mang năng lượng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV theo dõi và động viên, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung: *Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr50) Ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng: + Khi bóng đèn sáng, năng lượng điện đã chuyển hóa thành quang năng. + Khi hoạt động, bàn là chuyển hóa năng lượng điện chủ yếu thành nhiệt năng. + Khi hoạt động, loa chuyển hóa năng lượng điện chủ yếu thành năng lượng âm thanh - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng và chuyển sang nội dung Công thức tính năng lượng điện. | I. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN - Thiết bị điện khi hoạt động đều chuyển hóa năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như: điện năng, quang năng, cơ năng,.. - Trong hệ SI, đơn vị đo năng lượng điện (điện năng) là jun (J) |
Hoạt động 2. Tìm hiểu công thức tính năng lượng điện
a. Mục tiêu: HS viết được công thức tính năng lượng điện và xác định được năng lượng điện tiêu thụ bằng đồng hồ đo điện năng
b. Nội dung: Thông qua việc tìm hiểu thông tin và quan sát Hình 11.2 trong SGK và hướng dẫn của GV, HS viết được công thức tính năng lượng điện tiêu thụ và xác định được năng lượng điện tiêu thụ bằng đồng hồ đo điện năng.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu công thức tính năng lượng điện.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 11.2 trong SGK, làm việc theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Câu 1: Viết công thức tính năng lượng điện tiêu thụ của một đoạn mạch điện. + Câu 2: Năng lượng điện mà các hộ gia đình, trường học, xưởng sản xuất, ... tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào? Mỗi số đếm của dụng cụ này cho biết điều gì? - GV giới thiệu cho HS hai loại đồng hồ đo điện năng thường dùng: đồng hồ cơ và đồng hồ điện tử + Đối với đồng hồ cơ thì dãy số thể hiện năng lượng điện tiêu thụ gồm có 6 chữ số, cột số nằm ở sát bên phải được tô màu đỏ và mỗi lần cột này tăng lên 1 số đếm sẽ tương ứng với năng lượng điện tiêu thụ tăng 0,1 kWh. Ví dụ, trên mặt đồng hồ đo, ta đọc được các chữ số 008601 thì năng lượng điện đã tiêu thụ là 860,1 kWh. + Đối với đồng hồ điện tử thì số sau dấu thập phân hiển thị phần 0,1 kWh. - GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành Ví dụ 1 (SGK – tr51) - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phần Mở rộng (SGK – tr51) để có thêm kiến thức về định luật Joule – Lenz. - GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận về công thức tính năng lượng điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV theo dõi và động viên, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung: * Gợi ý trả lời Câu 1: Công thức tính năng lượng điện tiêu thụ của một đoạn mạch điện: W = U.I.t Câu 2: + Năng lượng điện mà các hộ gia đình, trường học, xưởng sản xuất, thụ được đo bằng đồng hồ đo điện năng (công tơ điện. + Đơn vị đo năng lượng điện ghi trên đồng hồ đo điện năng là kilôoát giờ (kWh). Mỗi số đếm của đồng hồ đo điện năng cho biết năng lượng điện đã sử dụng là 1 kWh. * Ví dụ 1 (SGK – tr51) Một quạt điện hoạt động liên tục trong 45 phút với hiệu điện thế 220 V và cường độ dòng điện 0,15 A. Tính năng lượng điện mà quạt điện tiêu thụ theo đơn vị J và kWh. Dữ kiện: U = 220 V; I = 0,15 A; t= 45 min = 2 700 s. Lời giải Năng lượng điện mà quạt điện tiêu thụ: W = UIt=220 x 0,15 x 2 700 = 89 100 J. Hay: W ≈ 0,025 kWh. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về Công thức tính năng lượng điện và chuyển sang nội dung Công suất điện | I. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN - Năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ được xác định theo biểu thức: W = U.I.t Trong đó:
- Ngoài ra, năng lượng diện W còn được do bằng đơn vị kWh. 1 kWh = 3 600 000 J.
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu công thức tính công suất điện
a. Mục tiêu: HS viết được công thức tính công suất điện
b. Nội dung: Thông qua việc tìm hiểu thông tin trong SGK, GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi thảo luận. Qua đó, HS viết được công thức tính công suất điện.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về công thức tính công suất điện.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia học sinh thành các nhóm (5 – 6 thành viên) - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK làm việc theo nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Viết công thức tính công suất điện của một đoạn mạch điện. + Hoàn thành câu Thảo luận 2 (SGK – tr52) Chứng minh rằng đối với đoạn mạch điện chỉ chứa điện trở thì công suất điện của điện trở còn được xác định bởi biểu thức: - GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành Ví dụ 2, 3 (SGK – tr52) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi GV đưa ra - GV theo dõi và động viên, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung: * Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr52) Ta có: Mà Thay (2) vào (1) ta được: * Ví dụ 2 (SGK – tr52) Cho đoạn mạch điện AB như hình 11.3. Biết R1 = 40 W và R2 = 60 W, và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện là: UAB = 24 V a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB b) Tính công suất điện của đoạn mạch điện AB Dữ kiện: R1 = 40 W ; R2 = 60 W,; UAB = 24 V Lời giải Đoạn mạch điện AB gồm R1 song song R2 a) Điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB: b) Công suất điện của đoạn mạch AB: * Ví dụ 3 (SGK – tr52) Một ấm điện dùng để đun nước có công suất 1 000W. Thời gian dùng ấm mỗi ngày là 30 phút. Tính năng lượng điện mà ấm điện tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) theo đơn vị kWh. Dữ kiện: Lời giải Năng lượng điện mà ấm điện tiêu thụ trong một tháng (30 ngày): - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về Công thức tính công suất điện và chuyển sang nội dung Giá trị định mức của dụng cụ điện | 2. CÔNG SUẤT ĐIỆN Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch điện: Trong đó:
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tự duy độc lập của HS.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hành theo nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm việc tập thể, trao đổi và chia sẻ ý tưởng các nội dung học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống liên quan đến điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được thế nào là dòng điện cảm ứng và cách tạo ra dòng điện cảm ứng
Tìm hiểu tự nhiên:Đề xuất, kiểm tra, dự đoán, thực hiện thí nghiệm để tạo ra dòng điện cảm ứng
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
Tranh ảnh, nam châm vĩnh cửu, điện kế, cuộn dây dẫn, nguồn điện (pin), đế gắn pin, công tắc điện, dây dẫn
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập, bảng nhóm, giấy khổ A4
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp:
+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
+ Dụng cụ học tập, vở nháp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung sẽ học trong bài là tìm hiểu về Hiện tượng cảm ứng điện từ. Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu Hiện tượng cảm ứng điện từ
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh đèn pin nạp điện bằng tay cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr54): Hình bên là một loại đèn pin sử dụng bóng đèn LED được nạp điện bằng cách bóp tay vào cần nạp điện. Bên trong đèn pin có nam châm, cuộn dây dẫn và một pin sạc lithium để nạp điện. Loại đèn này hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?
- GV có thể gợi ý thêm cho HS:
+ Hãy quan sát cấu tạo của đèn pin, chúng gồm những bộ phận nào? Có nhận ra nam châm trong đèn pin không?
+ Khi bóp vào bộ phận sạc, bộ phận nào quay? Bộ phận nào đứng yên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời theo quan điểm cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học - Bài 12: Cảm ứng điện từ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ
a. Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm để rút ra được khái niệm hiện tượng cảm ứng điện từ
b. Nội dung: GV hướng dẫn để HS trả lời câu hỏi thảo luận, tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện thí nghiệm và các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ trong SGK. – HS làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ: + Thực hiện thí nghiệm 1: Dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện. Hoàn thành câu Thảo luận 1 theo mẫu Bảng 12.1 vào giấy khổ A4. Thảo luận 1 (SGK – tr54) Tiến hành Thí nghiệm 1, từ đó cho biết ở trường hợp nào thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện.
+ Thực hiện thí nghiệm 2: Dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện. Hoàn thành câu Thảo luận 2 theo mẫu Bảng 12.2 vào giấy khổ A4. Thảo luận 2 (SGK – tr54) Tiến hành Thí nghiệm 2, từ đó cho biết ở trường hợp nào thì trong cuộn dây dẫn B xuất hiện dòng điện.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi Thảo luận 3 (SGK – tr55) Từ Thí nghiệm 1 và 2, có thể kết luận gì về sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng? - Sau khi các nhóm báo cáo kết quả, GV rút ra kết luận: Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV theo dõi và động viên, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung: *Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr44) Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn trong các trường hợp: + Dịch chuyển nam châm đến gần hoặc ra xa cuộn dây dẫn + Quay nam châm trước cuộn dây dẫn
*Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr55) Dòng điện chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn B trong quá trình đóng, ngắt công tắc điện ở mach điện có chứa cuộn dây dẫn A.
*Trả lời Thảo luận 3 (SGK – tr55) Dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn trong các trường hợp: + Giữa nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn có chuyển động tương đối. + Trong quá trình đóng, ngắt mạch điện có chứa nam châm điện. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ và chuyển sang nội dung Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng | I. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ * Thí nghiệm 1: dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện Bước 1: Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai chốt của điện kể. Bước 2: Đặt nam châm lên giá đỡ, giữ yên nam châm trước cuộn dây dẫn (Hình 12.1). Quan sát kim điện kế. Bước 3: Dịch chuyển nam châm trượt trên giá đỡ đến gần cuộn dây dẫn, sau đó dịch chuyển nam châm ra xa cuộn dây dẫn. Quan sát kim điện kế. Bước 4: Đặt nam châm cố định trên giá đỡ sao cho trục quay di qua trung điểm của nam châm. Quay nam châm trước cuộn dây dẫn. Quan sát kim điện kế. Thí nghiệm 2: Dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện Bước 1: Lắp các dụng cụ như Hình 12.2. Nối cuộn dây dẫn A với bộ nguồn thông qua công tắc điện để tạo thành nam châm điện. Nối hai đầu cuộn dây dẫn B với điện kế. Đặt hai cuộn dây dẫn A và B gần nhau. Ban đầu công tắc điện đang mở. Quan sát kim điện kế Bước 2: Đóng công tắc điện. Quan sát kim điện kể trong khi đóng và sau khi đóng công tắc điện. Bước 3: Ngắt công tắc điện. Quan sát kim diện kể trong khi ngắt và sau khi ngắt công tắc điện. * Kết luận Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
a. Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín
b. Nội dung: Thông qua việc tìm hiểu thông tin và quan sát Hình 12.3; 12.4; 12.5 trong SGK, GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi thảo luận để xác định được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Có phải cứ cho cuộn dây di chuyển bên cạnh nam châm thì sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch? - GV hướng dẫn HS vẽ nam châm thẳng cùng các đường sức từ trên tờ bìa cứng. Kết hợp Hình 12.4 với Hình 12.5 để nghiên cứu điều kiện xảy ra hiện tượng cảm ứng điện từ. - HS làm việc theo nhóm thực hiện thí nghiệm và hoàn thành câu Thảo luận 4, 5 vào giấy khổ A4. Thảo luận 4 (SGK – tr57) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn và sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn. Thảo luận 5 (SGK – tr57) Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn. - GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận: Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó biến thiên (tăng hoặc giảm). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm và thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV theo dõi và động viên, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung: *Trả lời Thảo luận 4 (SGK – tr57) Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín tăng hoặc giảm thì trong cuộn dây dẫn đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. *Trả lời Thảo luận 5 (SGK – tr57) Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó biến thiên (tăng hoặc giảm). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng và chuyển sang nội dung Luyện tập | 2. ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó biến thiên (tăng hoặc giảm). |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 7: Thấu kính. Kính lúp
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 10: Đoạn mạch song song
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 12: Cảm ứng điện từ
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 13: Dòng điện xoay chiều
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 15: Năng lượng tái tạo
CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ
BÀI 12: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
(36 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm vào vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.
Câu 2: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Câu 3: Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó biến thiên (tăng hoặc giảm)
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó là rất nhỏ.
C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó là bằng không.
D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó là rất lớn
Câu 4: Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm
Câu 5: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây thì
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiến).
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm.
Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 7: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.
B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.
C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.
D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Câu 8: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu.
B. Nam châm điện.
C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu .
D. Không có loại nam châm nào cả.
Câu 9: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.
B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.
C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.
D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
Câu 10: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn thay đổi như thế nào?
A. Luân phiên tăng giảm.
B. Luôn luôn giảm.
C. Luôn luôn tăng.
D. Luôn luôn không đổi.
………………
2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)
Câu 1: Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình bên. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?
A. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.
B. Trong thời gian đưa nam châm ra xa vòng dây.
C. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.
D. Trong thời gian đưa nam châm lại gần và ra xa vòng dây
Câu 2: Cho một cuộn dây dẫn mà hai đầu nối với bóng đèn LED và một thanh nam châm vĩnh cửu. Bố trí thí nghiệm như hình bên. Khi đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây thì thấy đèn LED sáng. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Trong cuộn dây không có dòng điện cảm ứng.
B. Khi đã đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây và để nam châm cố định trong đó thì đèn LED sáng.
C. Trong khi rút nam châm ra ngoài, đèn LED lại sáng.
D. Khi đã đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây và để nam châm cố định trong đó thì đèn LED sáng, tối luân phiên.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG
BÀI 14: NĂNG LƯỢNG CỦA TRÁI ĐẤT.
NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH
(31 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Vòng năng lượng trên Trái Đất là:
A. Những chuyển hóa năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng hạt nhân truyền đến Trái Đất
B. Những chuyển hóa năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng mặt trời truyền đến Trái Đất
C. Những chuyển hóa năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng thủy triều truyền đến Trái Đất
D. Những chuyển hóa năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng địa nhiệt truyền đến Trái Đất
Câu 2: Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành
A. nước. | B. sấm. | C. mưa. | D. mây. |
Câu 3: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là:
A. năng lượng gió | B. năng lượng điện |
C. năng lượng nhiệt | D. năng lượng mặt trời |
Câu 4: Chi phí phân phối và tiếp thị bao gồm những chi phí nào?
A. Chi phí vận chuyển, chi phí phân phối đến các trạm đầu cuối, các hoạt động bán lẻ và lợi nhuận
B. Chi phí vận chuyển, chi phí cho các hoạt động bán lẻ và bán buôn
C. Chi phí phân phối đến các trạm đầu cuối, chi phí các thiết bị, máy móc
D. Chi phí vận chuyển, chi phí biến đổi dầu thô thành các sản phẩm có thể sử dụng được trong động cơ của các phương tiện vận tải và thiết bị, máy móc
Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Ethanol. | B. Dầu mỏ. | C. Khí tự nhiên. | D. Than đá. |
Câu 6: Giá nhiên liệu phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây:
A. Chi phí khai thác, nhu cầu sử dụng, thói quen tiêu dùng, tình hình kinh tế toàn cầu
B. Nhu cầu sử dụng, tình hình kinh tế toàn cầu, thói quen tiêu dùng, chính sách của các quốc gia có trữ lượng nhiên liệu lớn
C. Chi phí khai thác, chi phí lọc dầu, các loại thuế, chi phí phân phối và tiếp thị
D. Chi phí thăm dò, tình hình kinh tế toàn cầu, chi phí lọc dầu, nhu cầu sử dụng
Câu 7: Yếu tố chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong giá nhiên liệu hóa thạch:
A. Cho phí khai thác
B. Chi phí lọc dầu
C. Các loại thuế
D. Chi phí phân phối và tiếp thị
Câu 8: Ưu điểm của năng lượng hóa thạch
A. Thời gian khai thác nhanh, dễ vận chuyển
B. Có thể khai thác với khối lượng lớn, không gây hiệu ứng nhà kính
C. Dễ vận chuyển, không gây ô nhiễm môi trường
D. Không gây ô nhiễm môi trường, dễ khai thác
Câu 9: Nhược điểm của năng lượng hóa thạch là:
A. Khai thác phụ thuộc nhiều vào thời tiết
B. Thải khí gây hiệu ứng nhà kính
C. Có tính ổn định thấp
D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng thấp
Câu 10: Khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, năng lượng hóa thạch sẽ chuyển hóa thành
A. Hóa năng | B. Nhiệt năng |
C. Quang năng | D. Động năng
|
……………..
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Ở quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành dạng năng lượng nào?
A. Quang năng | B. Nhiệt năng | C. Hóa năng | D. Động năng |
Câu 2: Năng lượng đến từ lõi Trái Đất là:
A. Năng lượng thủy triều | B. Năng lượng địa nhiệt |
C. Năng lượng hạt nhân | D. Năng lượng mặt trời |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Vật lí 9 chân trời sáng tạo, bài giảng kì 2 môn Vật lí 9 chân trời sáng tạo, tài liệu giảng dạy Vật lí 9 chân trời sáng tạo