Giáo án và PPT Lịch sử 12 kết nối bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). Thuộc chương trình Lịch sử 12 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 12 kết nối tri thức
BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM. TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954), VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài: Em hãy nêu những hiểu biết về các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1975.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng?
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? Nêu quá trình ra đời?
Các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp nhằm mục đích nào? Nêu ra ý nghĩa của hoạt động đó?
Hãy nêu sự kiện được coi là một thắng lợi chính trị to lớn, tạo tiền đề cho những thắng lợi quân sự sau này?
Em hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp ( 1945 - 1954)
Sản phẩm dự kiến:
Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 - 1945): Trong những năm 1930 - 1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, tiến tới giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hoà bình:
- Là một phân bộ của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, tổ
chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô; phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.
- Đảng Cộng sản Đông Dương tích cực củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Trung
Quốc, thành lập Tiểu ban vận động Hoa Kiều, giúp đỡ người Hoa tổ chức hội cứu quốc.
- Nhằm mở rộng quan hệ với lực lượng chống quân phiệt Nhật Bản ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản Đông Dương liên lạc với phong trào dân tộc chống quân phiệt Nhật Bản ở một số nước như: Miến Điện, Mã Lai, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, ...
- Thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện rõ chủ trương đứng về phía lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản, đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam.
- Năm 1954, tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ-ne-vơ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kiên trì đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của ba nước Đông Dương.
- Năm 1954, tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ-ne-vơ,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kiên trì đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của ba nước Đông Dương.
Hoạt động 2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
GV đưa ra câu hỏi:
Em hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ ( 1954 - 1975)
Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975?
Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong hiệp định Pa-ri năm 1973?
Sản phẩm dự kiến:
- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tập trung đấu tranh đòi thi
hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thông qua việc phối hợp với các tổ chức quốc tế.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà củng cố, tăng cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là với Liên Xô, Trung Quốc, vận động các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào, xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị với Cam-pu-chia; đồng thời, phát triển mối quan hệ liên minh chiến đấu chống các lực lượng yêu nước, kháng chiến của Lào, Cam-pu-chia.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ủng hộ cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân các
nước Á, Phi, Mỹ La-tinh.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tích cực lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện sách lược “vừa đánh, vừa đàm", nỗ lực thúc đẩy Hội nghị Pa-ri. Ngày 27 - 1 - 1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết và Mỹ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Sự kiện được coi là một thắng lợi chính trị to lớn, tạo tiền đề cho những thắng lợi quân sự sau này là
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Xô.
Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp.
Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương được tổ chức.
Câu 2: Với nội dung Hiệp định Sơ bộ (6- 3-1946), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cơ bản giành được
Uy tín cao trên trường quốc tế.
Một phần quyền dân tộc cơ bản.
Quyền dân tộc cơ bản trên một nửa đất nước.
Thắng lợi hoàn toàn về mặt ngoại giao.
Câu 3: Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ là:
Buộc Đế quốc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
Văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
Pháp thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, miền Nam được giải phóng.
Câu 4: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
Đấu tranh quân sự – chính trị – kinh tế.
Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam – Bắc.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế.
Cuộc đấu tranh quân sự – chính trị – ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam – Bắc.
Câu 5: Điểm giống nhau về bối cảnh thế giới tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam là
Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất, đoàn kết.
Xu thế hòa hoãn trên thế giới xuất hiện.
Xu thế toàn cầu hóa phát triển.
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là xu thế chủ đạo.
Câu 6: Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) của Việt Nam có điểm tương đồng với Hòa ước Brét-Li tốp (3-3-1918) của Nga về
Kiên quyết bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân.
Sự kiên trì con đường cách mạng vô sản.
Tư tưởng đề cao và giữ vững hòa bình.
Việc không tham gia vào chiến tranh đế quốc.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Lập bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) vẽ một số hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975).
Giai đoạn | Một số hoạt động đối ngoại chủ yếu |
Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) | ? |
Kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) | ? |
Câu 2: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975). Theo em, bài học nào có thể vận dụng vào hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 12 kết nối tri thức