Giáo án kì 2 Lịch sử 12 kết nối tri thức
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài: Nội dung thực hành chủ đề 3
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài: Nội dung thực hành chủ đề 4
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài: Nội dung thực hành chủ đề 5
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
- Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài: Nội dung thực hành chủ đề 6
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC
CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.
Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu thành tựu của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế; Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để sưu tầm tư liệu, tranh ảnh từ sách, báo, internet về một thành tựu nổi bật của thời kì Đổi mới ở Việt Nam và xây dựng infographic giới thiệu về thành tựu; giới thiệu một số thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội ở địa phương em sinh sống (tỉnh, thành phố) trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay).
3. Phẩm chất
Yêu nước: Trân trọng những thành tựu của đất nước trong công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay.
Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
Tư liệu về các thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh Thủ đô Hà Nội những năm 80 của thế kỉ XX và ngày nay, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về Thủ đô Hà Nội qua hai hình ảnh đó?
c. Sản phẩm: Nhận xét về Thủ đô Hà Nội qua hai hình ảnh Thủ đô Hà Nội những năm 80 của thế kỉ XX và ngày nay.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh:
Hà Nội những năm 80 của thế kỉ XX | Hà Nội ngày nay |
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về Thủ đô Hà Nội qua hai hình ảnh đó?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa sự thay đổi của các thành phố ở châu Á.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Sự thay đổi chóng mặt của Thủ đô Hà Nội là minh chứng cho quá trình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của Thủ đô nói riêng và nước ta nói chung trong thời đại mới.
+ Là một biểu hiện về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Đất nước có sự phát triển về mọi mặt. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Vậy, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được biểu hiện cụ thể như thế nào? Việt Nam đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ công cuộc Đổi mới đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 1 – Hình 7, Tư liệu 1, mục Em có biết, thông tin mục 1a – 1d SGK tr.65 – 71 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 - 2, trả lời câu hỏi: Trình bày thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, Phiếu học tập số 1 – 2 về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kinh tế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực kinh tế. + Nhóm 2: Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng. + Nhóm 3: Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực văn hoá – xã hội. + Nhóm 4: Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực hội nhập quốc tế. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1: Khai thác Hình 1 – Hình 3, Tư liệu 1, mục Em có biết SGK tr.65 – 67 và hoàn thành Phiếu học tập số 1. Hình 1. Một góc Thủ đô Hà Nội ngày nay
Hình 2. Nút giao thuộc Hà Nội của tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế Hình 3. Công trình đường dây điện 500 kV, đoạn qua huyện Bác Ái (Ninh Thuận)
- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV phân tích thêm: + Năm 1986, GDP Việt Nam xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN, chỉ xếp trên Mi-an-ma. Đến năm 2022, thứ hạng GDP của Việt Nam trong khối ASEAN đã có sự thay đổi rõ rệt. + Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có hai hình thức sở hữu, hai loại hình kinh tế chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh và tập thế, chỉ có một ít là loại hình kinh tế cá thể, chưa có kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ Đổi mới, mở cửa hội nhập, cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch khá rõ.
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 1 trình bày về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Ý nghĩa của những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên lĩnh vực kinh tế: + Thể hiện tình hình kinh tế không ngừng phát triển. + Tạo ra nhiều điều kiện cho đất nước chuyển mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1. - GV kết luận: Trong suốt quá trình chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam a. Kinh tế Phiếu học tập số 1 về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về kinh tế đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.
|
------------------------- Còn tiếp -------------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954)
VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, sưu tầm trên sách, báo, internet, nêu những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975), các bài học có thể vận dụng vào hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Tự hào về các bậc tiền bối đã có những đóng góp cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
Bản đồ thế giới.
Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) để lật mở mảnh ghép.
c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:
Mảnh ghép số 1: Sau khi ra đời (năm 1945), các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ yếu nhằm mục đích gì?
A. Củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ ngoại giao.
B. Đòi chấm dứt chiến tranh, phát triển liên minh chiến đấu với lực lượng yêu nước.
C. Đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
D. Bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Mảnh ghép số 2: Thắng lợi chính trị to lớn nào đã tạo tiền đề cho những thắng lợi quân sự sau này của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
B. Thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
C. Gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp.
D. Ủng hộ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Á, Phi, Mỹ La-tinh.
Mảnh ghép số 3: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành các hoạt động đối ngoại dựa trên tinh thần:
A. Đấu tranh, sử dụng vũ lực.
B. Đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
C. Bình đẳng, tương trợ.
D. Hạn chế can thiệp vào các cuộc đấu tranh của các nước láng giềng.
Mảnh ghép số 4: Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là:
A. Hiệp định Giơ-ne-vơ. | B. Hiệp định Pa-ri. |
C. Hiệp định Sơ bộ. | D. Hiệp định Việt – Pháp. |
Mảnh ghép số 5: Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây.
“Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hợp tác với…………………….. trong việc xây dựng nền hòa bình thế giới bền vững, và vì đã chịu những đau thương quá dữ dội dưới sự thống trị trực tiếp của người Pháp và còn khốc liệt hơn nữa kể từ cuộc mặc cả giữa Pháp và Nhật vào năm 1941, nên kiên quyết không bao giờ cho phép người Pháp trở lại Đông Dương”
(Hồ Chí Minh, Thư gửi Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man (1945), trích trong:
Nguyễn Anh Minh, Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.30)
A. các nước ưa chuộng hòa bình. | B. Liên Hợp Quốc. |
C. Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới. | D. các nước xã hội chủ nghĩa. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Mảnh ghép số 1: D | Mảnh ghép số 2: A | |
Mảnh ghép số 3: C | Mảnh ghép số 4: B | Mảnh ghép số 5: B |
- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bí thư thứ nhất Lê Duẩn
dự Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có đoạn: “Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương trợ” (…) thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”. Trên tinh thần đó, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành các hoạt động đối ngoại quan trọng, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) đến thắng lợi cuối cùng. Vậy, đó là các hoạt động cụ thể nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 1 – 2, thông tin mục 1 SGK tr.77 – 79, hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
- Cho biết ý nghĩa của những hoạt động đó.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hình 2. Phiên khai mạc Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (8/7/1954)
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Tại sao từ năm 1950, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai trên nhiều hướng khác nhau? Đó là những hoạt động nổi bật nào? - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân và cho biết: Em hãy nêu nhận xét về đặc điểm các hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 – 4 HS lần lượt trình bày các nội dung về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi mở rộng: ………………… | 1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) Kết quả Phiếu học tập số 1 về những hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đính kèm phía dưới Hoạt động 1.
|
------------------------- Còn tiếp -------------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 16: Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc
- Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)
(32 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng năm 1955.
B. Cách mạng tháng Hai năm 1945.
C. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. Cách mạng tháng Hai năm 1976.
Câu 2: Hiệp định Sơ bộ được Việt Nam kí với Pháp vào
A. 6-3-1954.
B. 12-12-1946.
C. 14-9-1945.
D. 6-3-1946.
Câu 3: Tạm ước Việt – Pháp được Việt Nam kí với Pháp vào
A. 14-9-1946.
B. 12-12-1946.
C. 14-9-1945.
D. 6-3-1946.
Câu 4: Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 7-3-1951.
B. Ngày 19-2-1951.
C. Ngày 11-3-1951.
D. Ngày 1-5-1952.
Câu 5: Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập trên cơ sở
A. sự trưởng thành của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. âm mưu quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp – Mĩ.
C. tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.
D. bị sa lầy và thất bại.
Câu 6: Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức vào thời gian nào?
A. Tháng 5-1953.
B. Tháng 5-1954.
C. Tháng 5-1955.
D. Tháng 5-1956.
Câu 7: Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở đâu?
A. Niu-Oóc (Hoa Kì).
B. Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ).
C. Oa-sinh-tơn (Mĩ).
D. Brúc-xen (Bỉ).
……………
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp không nhằm mục đích nào?
A. Hằn gắn vết thương sau chiến tranh.
B. Bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng.
C. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và tránh đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thủ.
D. Vạch trần âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân quốc?
A. Vừa đấu tranh chính trị, vừa vận động ngoại giao.
B. Thực hiện các hoạt động hữu nghị, thân thiện với nhân dân Trung Quốc.
C. Hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở Việt Nam để tranh thủ thời gian củng cố chính quyền cách mạng.
D. Kí Hiệp định Sơ bộ đồng ý để quân đội Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản ở miền bắc.
…………………
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin thống kê sau đây:
“Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi nhiều thư, điện và công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước. Trong đó có 8 văn bản đến Tổng thống Mỹ Tru-man, 4 văn bản đến Tưởng Giới Thạch, 3 văn bản đến Xta-lin, 3 văn bản đến Ngoại trưởng Mỹ, 3 văn bản đến Liên hợp quốc. Nội dung chủ yếu của các văn bản khẳng định tính hợp pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đề nghị giúp đỡ, công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam”.
a. Hồ Chí Minh đã nỗ lực tìm kiếm sự công nhận, giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế.
b. Hồ Chí Minh đã tìm cách duy trì độc lập, tự do của Việt Nam bằng mọi giá.
c. Chính phủ Việt Nam đã từng bước nhận được sự giúp đỡ, công nhận của nhiều nước trên thế giới.
d. Một số nước trên thế giới đã bước đầu công nhận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu | Lệnh hỏi | Đáp án |
1 | a | Đ |
b | S | |
c | S | |
d | S |
------------------------- Còn tiếp -------------------------
BÀI 16: HỒ CHÍ MINH - ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
(41 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (19 CÂU)
Câu 1: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ ngày
A. 02-06-1911.
B. 03-06-1911.
C. 04-06-1911.
D. 05-06-1911.
Câu 2: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin trên báo
A. Người cùng khổ.
B. Nhân đạo.
C. Nhân dân.
D. Thanh niên.
Câu 3: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc
A. đưa bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai.
B. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. đọc Sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
D. thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 4: Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc
A. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. tham gia thành lập Hôi liên hiệp thuộc địa.
C. chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
D. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 5: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào thời gian nào?
A. 1920.
B. 1918.
C. 1917.
D. 1919.
Câu 6: Để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị về
A. chính trị, tư tưởng.
B. kinh tế, tư tưởng.
C. văn hóa, chính trị.
D. văn hóa, xã hội.
Câu 7: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã
A. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp.
B. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
………………..
2. THÔNG HIỂU (14 CÂU)
Câu 1: Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
B. Gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920).
Câu 2: Ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước là
A. chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam.
B. mở ra giai đoạn phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
C. hoàn tất quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
…………………
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc của sự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhận thấy sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
(Trích: Nghị quyết số 24C/18.65, cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 ở Pa-ri (Pháp), từ ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987)
a. Nghị quyết thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của UNESCO đối với Hồ Chí Minh.
b. Nghị quyết thể hiện quan điểm của mọi cá nhân và tổ chức trên thế giới về Hồ Chí Minh.
c. Nghị quyết cho thấy Hồ Chí Minh có những cồng hiến lớn về chính trị và những đóng góp quan trọng về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.
d. Nghị quyết khẳng định Hồ Chí Minh đại diện cho xu thế hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Câu | Lệnh hỏi | Đáp án |
1 | a | Đ |
b | S | |
c | Đ | |
d | S |
------------------------- Còn tiếp -------------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Lịch sử 12 kết nối tri thức, bài giảng kì 2 môn Lịch sử 12 kết nối tri thức, tài liệu giảng dạy Lịch sử 12 kết nối tri thức