Giáo án và PPT Lịch sử 12 kết nối bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Thuộc chương trình Lịch sử 12 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 12 kết nối tri thức
BÀI 9: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4 - 1975 ĐẾN NAY. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV chiếu hình yêu cầu học sinh quan sát trả lời: Em hãy cho biết hình ảnh về người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc năm 1979 ở biên giới phía Bắc gợi cho em suy nghĩ gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4/1975
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
- Trình bày những nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc từ sau tháng 4 – 1975
- Nêu bối cảnh quốc tế của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay?
Sản phẩm dự kiến:
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn rất nặng nề; đất nước lại bị
Mỹ bao vây, cấm vận; mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc - Cam-pu-chia đã xuất hiện một số vấn đề phức tạp.
- Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, xu thế hoà hoãn Đông - Tây xuất hiện từ
đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nhưng tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975
GV đưa ra câu hỏi:
- Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra mấy giai đoạn. Em hãy nêu diễn biến từng giai đoạn đó.
- Quân Pôn Pốt mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới tỉnh An Giang vào thời gian nào? Nêu diễn biến của cuộc tấn công đó?
- Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc
- Từ giữa năm 1975, tình hình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dần trở nên căng thẳngTrung Quốc đã làm gì? Vì sao làm vậy?
- Hãy trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông
- Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo nào? Những hoạt động đó là hoạt động nào?
Sản phẩm dự kiến:
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam: diễn ra qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ ngày 30 - 4 - 1977 đến ngày 5 - 1 - 1978):
+ Quân Pôn Pốt tấn công dọc tuyến biên giới, tàn sát dân thường, ...
+ Cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng và Nhà nước
Việt Nam nỗ lực hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình.
- Giai đoạn 2 (từ ngày 6 - 1 - 1978 đến ngày 7 - 1 -1979):
+ Quân Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Ngày 22 - 12 - 1978, quân Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh.
+ Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương.
+ Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình
nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu-chia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt. Ngày 7 - 1 - 1979, Thủ đô Phôm Pênh (Cam-pu-chia) được hoàn toàn giải phóng.
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc
- Từ giữa năm 1975, tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quốc dần trở nên căng
thẳng. Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật và khiêu khích, xâm phạm khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.
- Sáng ngày 17 - 2 - 1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc dài hơn 1 000 km của Việt Nam, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
- Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã đứng lên chiến đấu. Nhiều trận chiến diễn ra quyết liệt ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, ... đã làm thất bại mục tiêu “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân đội Trung Quốc.
- Trước cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân Việt Nam và sự phản đối mạnh
mẽ của dư luận, Trung Quốc phải tuyên bố rút quân từ ngày 5 - 3 - 1979. Tuy nhiên, tình hình trên tuyến biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng kéo dài cho tới cuối năm 1989, đặc biệt là Vị Xuyên (Hà Giang).
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông
- Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Ngày 12 - 5 - 1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, trước khi Công ước chính thức có hiệu lực vào tháng 12 - 1994.
- Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nay thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nay thuộc tỉnh Khánh Hoà). Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây, Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.
- Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử, nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo, …
- Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và
kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hoà bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu cao nhất.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay
GV đưa ra câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay
- Ý nghĩa của văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành? ·
Sản phẩm dự kiến:
- Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
- Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.
- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tương lai.
- Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới.
Hoạt động 4. Tìm hiểu một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
GV đưa ra câu hỏi:
- Nêu những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.
- Nêu hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
- Nêu những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.
- Nêu bài học lớn xuyên suốt trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ xây dựng đất nước? Đâu là bài học quý giá nhất?
Sản phẩm dự kiến:
- Bài học không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân.
Dẫn chứng và giá trị thực tiễn: Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, đất nước đang tiến hành đổi mới và hội nhập sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hoá. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống để mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức rõ vai trò của tinh thần và phát huy tinh thần đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam).
- Bài học củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
Dẫn chứng và giá trị thực tiễn: Thực tiễn cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chứng minh: Một dân tộc nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam nhưng lại có thể chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh, ... là nhờ sự đoàn kết một lòng của cả dân tộc. Các tổ chức mặt trận đã giữ vai trò to lớn trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phát huy vai trò trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
- Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Dẫn chứng và giá trị thực tiễn: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là
một trong những bài học lớn, xuyên suốt trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước, trong đó, sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định. Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tạo ra thế và lực để đất nước ổn định và phát triển. Các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cũng cho thấy cần kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng đất nước vững mạnh, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao ... là tạo điều kiện vững chắc cho bảo vệ Tổ quốc. Ngược lại, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia sẽ tạo sức mạnh cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước.
- Bài học phát triển sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Dẫn chứng và giá trị thực tiễn: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó là nghệ thuật toàn dân đánh giặc, nghệ thuật tiến công chủ động, kiên quyết, mưu trí, sáng tạo ... Trong bối cảnh sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, nghệ thuật quân sự Việt Nam cần tiếp tục phát triển ở trình độ khoa học cao, đồng thời xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Hàng chục vạn quân Trung Quốc tấn công dọc biên giới phía Bắc Việt Nam vào thời gian nào?
- Sáng ngày 17-2-1979.
- Trưa ngày 17-2-1979.
- Chiều ngày 17-2-1979.
- Tối ngày 17-2-1979.
Câu 2: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt (từ tháng 12-1978) đã được
- một số nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ.
- một số nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ.
- một số nhà lãnh đạo Mỹ ủng hộ.
- 5 nước sáng lập ASEAN ủng hộ.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
- Xây dựng nhà ở cho người dân.
- Tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử.
- Nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.
- Thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo.
Câu 4: Em hãy nêu những nét chính và ý nghĩa nghĩa của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay.
Câu 5: Lập sơ đồ tư duy về những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy viết bài giới thiệu ngắn gọn về một cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975.
Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học, hãy phân tích giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử từ các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Thời gian bàn giao giáo án
- Khi đặt, nhận giáo án kì I
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo án
- Giáo án word: 400k
- Giáo án Powerpoint: 500k
- Trọn bộ word + PPT: 800k
=> Chỉ gửi trước 350k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án word: nhận kì I
- Giáo án Powerpoint: nhận kì I
- Mẫu đề thi với ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
- 10 - 12 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 12 kết nối tri thức