Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Giáo án bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) 

VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

  • Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, sưu tầm trên sách, báo, internet, nêu những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975), các bài học có thể vận dụng vào hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Tự hào về các bậc tiền bối đã có những đóng góp cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Bản đồ thế giới.

  • Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) để lật mở mảnh ghép. 

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAMTRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)(2 tiết)

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Sau khi ra đời (năm 1945), các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ yếu nhằm mục đích gì?

A. Củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ ngoại giao. 

B. Đòi chấm dứt chiến tranh, phát triển liên minh chiến đấu với lực lượng yêu nước. 

C. Đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

D. Bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Mảnh ghép số 2: Thắng lợi chính trị to lớn nào đã tạo tiền đề cho những thắng lợi quân sự sau này của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

B. Thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. 

C. Gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp.

D. Ủng hộ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Á, Phi, Mỹ La-tinh.

Mảnh ghép số 3: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành các hoạt động đối ngoại dựa trên tinh thần:

A. Đấu tranh, sử dụng vũ lực.

B. Đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

C. Bình đẳng, tương trợ.

D. Hạn chế can thiệp vào các cuộc đấu tranh của các nước láng giềng.

Mảnh ghép số 4: Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là:

A. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. Hiệp định Pa-ri.

C. Hiệp định Sơ bộ.

D. Hiệp định Việt – Pháp. 

Mảnh ghép số 5: Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây.

“Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hợp tác với…………………….. trong việc xây dựng nền hòa bình thế giới bền vững, và vì đã chịu những đau thương quá dữ dội dưới sự thống trị trực tiếp của người Pháp và còn khốc liệt hơn nữa kể từ cuộc mặc cả giữa Pháp và Nhật vào năm 1941, nên kiên quyết không bao giờ cho phép người Pháp trở lại Đông Dương”

(Hồ Chí Minh, Thư gửi Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man (1945), trích trong: 

Nguyễn Anh Minh, Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho

 Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.30)

A. các nước ưa chuộng hòa bình.

B. Liên Hợp Quốc. 

C. Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới. 

D. các nước xã hội chủ nghĩa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: D

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: C

Mảnh ghép số 4: B

Mảnh ghép số 5: B

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử: 

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAMTRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)(2 tiết)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bí thư thứ nhất Lê Duẩn 

dự Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có đoạn: “Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương trợ” (…) thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”. Trên tinh thần đó, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành các hoạt động đối ngoại quan trọng, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) đến thắng lợi cuối cùng. Vậy, đó là các hoạt động cụ thể nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 1 – 2, thông tin mục 1 SGK tr.77 – 79, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

- Cho biết ý nghĩa của những hoạt động đó. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Hình 1 – 2, thông tin mục 1 SGK tr.77 – 79, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAMTRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)(2 tiết)

Hình 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh

và Thủ tướng Bi – đôn (Pháp) năm 1946

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAMTRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)(2 tiết)

Hình 2. Phiên khai mạc Hội nghị Giơ-ne-vơ 

về Đông Dương (8/7/1954)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

(1945 – 1954)

1. Phân tích những khó khăn, thách thức, yêu cầu đặt ra đối với các hoạt động đối ngoại của của Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

2. Những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Hoạt động đối ngoại

Ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Tại sao từ năm 1950, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai trên nhiều hướng khác nhau? Đó là những hoạt động nổi bật nào?

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân và cho biết: Em hãy nêu nhận xét về đặc điểm các hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS lần lượt trình bày các nội dung về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) theo Phiếu học tập số 1. 

- GV mời đại diện 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Từ năm 1950, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai trên nhiều hướng khác nhau, bởi: Chiến dịch Biên giới thắng lợi, khai thông con đường kết nối Việt Nam với phe dân chủ trên thế giới, tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai các hoạt động đối ngoại trên nhiều hướng khác nhau, phục vụ mục tiêu đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

  • Thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cử các đoàn đại biểu thăm các nước xã hội chủ nghĩa hoặc tham gia các hội nghị do các nước xã hội chủ nghĩa tổ chức.

  • Thành lập “Mặt trận Đoàn kết Liên minh Việt - Miên - Lào”.

  • Phối hợp với quân đội Pa-thét Lào, bộ đội Khơ-me tiến hành các chiến dịch quân sự.

  • Gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp và nhiều tổ chức quốc tế, thành lập các hội hữu nghị và Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới.

  • Tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương.

+ Nhận xét về đặc điểm các hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp: các hoạt động đối ngoại nhằm đề cao tính hợp pháp của chính quyền cách mạng, tranh thủ thời gian, củng cố thực lực đất nước, nỗ lực “vãn hồi” hoà bình, tích cực phá thế bị bao vây, tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

+ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, gắn liền với vai trò quan trọng đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

+ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà luôn gắn hoạt động đối ngoại với các mục tiêu cụ thể của cách mạng Việt Nam, của cuộc kháng chiến chống Pháp ở từng thời điểm khác nhau.

+ Sự kiện thiết lập lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô là bước ngoặt trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam, mở ra triển vọng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

Tư liệu 1: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

     1.1. “Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Liên hợp quốc trong việc xây dựng nền hoà bình thế giới bền vững, và vì đã chịu những đau thương quá dữ dội dưới sự thống trị (trực tiếp của người Pháp và còn khốc liệt hơn nữa kể từ cuộc mặc cả giữa Pháp và Nhật vào năm 1941, nên kiên quyết không bao giờ cho phép người Pháp trở lại Đông Dương”.

(Hồ Chí Minh, Thư gửi Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man (1945),

 trích trong: Nguyễn Anh Minh, Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hoà bình cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.30)

     1.2. “Phải đặc biệt chú ý những điều này: một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là muốn ngoại giao được

thắng lợi là phải biểu dương thực lực”.

(Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, 

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 27)

     1.3.

     - Ngày 03/10/1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Thông cáo về chính sách đối ngoại Việt Nam khẳng định mục tiêu phấn đấu cho nền độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn của Việt Nam.

     - Từ tháng 9/1945 đến tháng 02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiêu lần gửi thông điệp, thư, điện và công hàm cho Liên hợp quốc, những người đứng đầu chính phủ các nước lớn như Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc khẳng định tính hợp pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

(Theo Biên niên lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945 - 2005, tập 1, 

NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006)

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAMTRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)(2 tiết)
BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAMTRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)(2 tiết)

Video: Hiệp định sơ bộ 6/3 - Bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên.

https://www.youtube.com/watch?v=8qmbmglEJ9c&t=121s

Video: Tạm ước Việt - Pháp 1946.

https://www.youtube.com/watch?v=UZ2aiPCPXBc&t=44s

Video: “Liên minh Việt-Miên-Lào” - Đoàn kết cùng có lợi.

https://www.youtube.com/watch?v=S9tEunvBMjc (từ đầu đến 4p00)

Video: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.

https://www.youtube.com/watch?v=MaLGDq0Tup0&t=104s

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

(1945 – 1954)

1. Phân tích những khó khăn, thách thức, yêu cầu đặt ra đối với các hoạt động đối ngoại của của Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. 

→ Các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tránh đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù. 

2. Những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Hoạt động đối ngoại

Ý nghĩa

Gửi thư, công hàm để nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc và các nước lớn công nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với việc đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam nhằm thêm bạn, bớt thù, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cuộc kháng chiến; góp phần cô lập kẻ thù của nhân dân Việt Nam; nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tuyên truyền về tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

 

Thực hiện sách lược hoà hoãn để tranh thủ thời gian củng cố chính quyền cách mạng (với Trung Hoa Dân quốc, Pháp); thể hiện thiện chí hoà bình với Chính phủ và nhân dân Pháp.

Nỗ lực mở các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thông tin ở một số nước trên thế giới.

Năm 1950, thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Năm 1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.

Gặp gỡ đại diện nhiều tổ chức quốc tế, thành lập các hội hữu nghị và Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới.

Năm 1954, tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ-ne-vơ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kiên trì đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của ba nước Đông Dương.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống  Mỹ (1954 – 1975)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 3 – 4, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.79 – 81 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí tải:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay