Tự luận Lịch sử 12 kết nối Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 12 kết nối tri thức cho Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Lịch sử 12. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
CHƯƠNG 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)
BÀI 9: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4 - 1975 ĐẾN NAY. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
(18 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Trình bày những nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975.
Trả lời:
- Thế giới:
+ Xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra, nhưng tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.
+ Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp.
- Trong nước:
+ Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Tình hình kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn.
+ Bị Mỹ bao vây, cấm vận.
+ Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Cam-pu-chia có nhiều dấu hiệu bất ổn.
Câu 2: Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam.
Trả lời:
Câu 3: Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc.
Trả lời:
Câu 4: Hãy trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông.
Trả lời:
Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.
Trả lời:
Câu 6: Nêu những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) những nét chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.
Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc | Diễn biến chính | Ý nghĩa |
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam | ||
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc | ||
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông |
Trả lời:
Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc | Diễn biến chính | Ý nghĩa |
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam | - Giai đoạn 1 (30-4-1977 đến 5-1-1978): + Quân Pôn Pốt tấn công dọc biên giới, tàn sát dân thường... + Cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình. - Giai đoạn 2 (6-1-1978 đến 7-1 -1979): + Quân Pôn Pốt xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. + Quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương. + Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu-chia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt. | - Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. - Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam. - Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước. - Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai. - Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới. |
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc | - Sáng ngày 17-2-1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc. - Quân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu... làm thất bại mục tiêu “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân đội Trung Quốc. + 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân. | |
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông | - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hoà bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu cao nhất. |
Câu 2: Lập sơ đồ tư duy về những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Câu 3: Trình bày những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc sau tháng 4/1975.
Trả lời:
Câu 4: Theo em, chiến thắng 30/4/1975 có vai trò gì đối với quá trình bảo vệ Tổ quốc sau này?
Trả lời:
Câu 5: Cuộc xung đột biên giới Tây Nam với Campuchia vào cuối thập kỷ 1970 có tác động như thế nào đến tình hình chính trị và an ninh Việt Nam?
Trả lời:
Câu 6: Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách quốc phòng của Việt Nam sau này?
Trả lời:
Câu 7: Phân tích những bài học rút ra từ việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trong những năm gần đây.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học, hãy phân tích giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử từ các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Chiến thắng trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trả lời:
- Một là, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi tình huống, vì mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, càng phải dự báo sát tình hình, sớm phát hiện, nhận rõ kẻ thù; xác định, đánh giá đúng đối tượng và đối tác trong từng thời điểm; giữ vững thế chủ động chiến lược, chuẩn bị về tư tưởng, lực lượng, thế trận; sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
- Hai là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, nhất là ở những nơi địa bàn chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo. Việc chủ động, tích cực tham gia xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên, nhất là ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo là vô cùng quan trọng. Trong quá trình triển khai cần thấu triệt quan điểm của Đảng về mục tiêu, yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, toàn diện cả về tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Ba là, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu ngày càng cao.
+ Lực lượng vũ trang nhân dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cần tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng và củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; không ngừng nâng cao tiềm lực mọi mặt của đất nước, ngăn ngừa và sẵn sàng đánh thắng các loại hình chiến tranh xâm lược của kẻ thù trong mọi hoàn cảnh; kiên quyết không để bị động, bất ngờ, nhất là trước khả năng địch tấn công từ trên không, trên biển; bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa.
+ Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
- Bốn là, nhạy bén nắm bắt tình hình thế giới, khu vực, tăng cường hợp tác, đối ngoại với các nước, nhất là các nước láng giềng. Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Đảng; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, nhất là với các nước láng giềng, giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.
Câu 2: Làm thế nào để Việt Nam phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á?
Trả lời:
Câu 3: Những yếu tố nào giúp Việt Nam duy trì được sự ổn định và độc lập trước các mối đe dọa từ bên ngoài kể từ sau năm 1975?
Trả lời:
Câu 4: Những bài học nào từ cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể áp dụng vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: So sánh và rút ra bài học từ việc bảo vệ Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông hiện nay.
Trả lời:
- So sánh về đối tượng và bối cảnh: Cả hai cuộc kháng chiến đều chống lại các thế lực xâm lược lớn, Pháp và Mỹ. Trong khi đó, vấn đề Biển Đông hiện nay liên quan đến tranh chấp với nhiều quốc gia và thế lực.
- Phương pháp đấu tranh: Kháng chiến chống Pháp và Mỹ sử dụng cả đấu tranh vũ trang lẫn ngoại giao, điều này có thể áp dụng trong vấn đề Biển Đông thông qua đấu tranh trên cả phương diện luật pháp quốc tế và ngoại giao hòa bình.
- Bài học về sức mạnh đoàn kết toàn dân: Cả hai cuộc kháng chiến đều chứng minh rằng sức mạnh đoàn kết toàn dân là yếu tố quyết định. Trong bối cảnh Biển Đông hiện nay, việc huy động sự ủng hộ và tham gia của toàn dân, đặc biệt là cộng đồng quốc tế, là yếu tố không thể thiếu để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Tư duy chiến lược dài hạn: Bài học từ các cuộc kháng chiến là việc xây dựng một chiến lược lâu dài, kiên trì bảo vệ chủ quyền nhưng vẫn duy trì hòa bình, tránh xung đột vũ trang nếu không cần thiết.
--------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------