Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Giáo án bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4 – 1975 ĐẾN NAY. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY  

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay.

  • Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sáng tháng 4/1975 đến những năm 80 của thế kỉ XX); cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. 

  • Nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau thàng 4/1975 đến nay. 

  • Nêu được những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 

  • Phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử và sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm, khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sang tháng 4/1975 đến nay; nêu được ý nghĩa lịch sử và những bài học cơ bản của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông ta trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử. 

  • Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm, sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Các hình ảnh, tư liệu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay.

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay: Biên niên sử truyền hình (tập năm 1978, 1979, 1988); Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: tự hào một dải biên cương (Đài Truyền hình kĩ thuật số VTC); Kỉ niệm 45 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc (Kênh VTV4 – Đài truyền hình Việt Nam). 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay cũng như đúc rút được một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.54 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì?

c. Sản phẩm: Cảm nhận, suy nghĩ của HS sau khi quan sát Hình 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.54.

Ảnh có chứa vũ khí, ngoài trời, súng trường, súng cầm tay

Mô tả được tạo tự động

Hình 1. Người lính trong tư thế sẵn sàng chiến đấu

bên cột mốc biên giới số 0 Lạng Sơn

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận, suy nghĩ của HS sau khi quan sát Hình 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Người lính trong bức ảnh nổi tiếng là ông Trần Huy Cung (còn gọi là Trần Duy Cung), quê ở xã Tây Giang, huyện Tiền Hải (Thái Bình). Ông là chiến sĩ Trung đoàn 540, Sư đoàn Bộ binh 327, Quân đoàn 14.

+ Hình ảnh người chiến sĩ hiên ngang vác trên vai khẩu súng lớn, hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 như một lời tuyên bố mạnh mẽ, đanh thép, sẵn sàng đáp trả bất cứ đội quân nào xâm phạm đến lãnh thổ, biên giới, núi sông, bờ cõi của dân tộc Việt Nam, dù đó là đội quân đông nhất.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về một thời oanh liệt của các thế hệ đi trước đã anh dũng chiến đấu vì sự trường tồn của dân tộc sẽ còn mãi. “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị” (Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 11). Sau năm 1975, Việt Nam đã phải tiến hành nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ những điều “thiêng liêng và bất khả xâm phạm” của Tổ quốc. Các cuộc đấu tranh ấy diễn ra trong bối cảnh nào? Diễn biến và ý nghĩa của các cuộc đấu tranh ra sao? Các cuộc đấu tranh để lại những giá trị thực tiễn và bài học lịch sử gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay. Một số bài học của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc sau tháng 4/1975. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin mục 1 SGK tr.54, 55 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau T4/1975. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin mục 1 SGK tr.54, 55 và hoàn thành Phiếu học tập số 1. 

Hình 2. Kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI (1976) – kì họp quyết định nhiều vấn đề quan trọng 

để thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4/1975

Bối cảnh

Thuận lợi

Khó khăn

Trong nước

 

 

Quốc tế

 

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS tư liệu về vối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975.

Tư liệu 1: “Hậu quả của chiến tranh chưa khắc phục xong, thì hành động xâm lấn và phá rối của bọn phản động...lại gây thêm khó khăn, thiệt hại cho nền kinh tế, buộc ta phải tăng chi phí quốc phòng. Thiên tai nặng trong hai năm 1977, 1978 gây mất mùa liên tiếp, làm hao hụt một khối lượng lớn lương thực”.

(Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 25/2/1978,

 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nhiệm vụ kinh tế năm 1979)

- GV mở rộng, liên hệ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Có cách nào để ngăn chặn cuộc chiến tranh này lại không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Không có cách nào để ngăn chặn cuộc chiến tranh này vì đã xuất hiện ý đồ và hoạt động chống phá, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, Trung Quốc, Cam-pu-chia.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bối cảnh quốc tế, trong nước vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức mới cho cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau T4/1975 đến nay

Phiếu học tập số 1 về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau T4/1975 đến nay đính kèm phía dưới Hoạt động 1. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4/1975

Bối cảnh

Thuận lợi

Khó khăn

Trong nước

- Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, chuyển sang giai đoạn độc lập, đi lên chủ nghĩa xã hội. 

- Phát huy sức mạnh toàn diện để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kì lịch sử mới. 

- Hậu quả chiến tranh trên cả nước rất nặng nề.

- Mỹ bao vây, cấm vận.

- Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện vấn đề phức tạp.  

 

Quốc tế

Xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Bất ổn, xung đột xảy ra nhiều nơi trên thế giới. 

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày khái quát được diễn biến chính của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 (cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông). 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 3 – 5, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2c, trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát diễn biến chính của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị trước ở nhà (1 tuần): Khai thác Hình 3 – 5, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2c SGK tr.55  - 58, kết hợp sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet để:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam.

Hình 3. Khu di tích Nhà mồ Ba Chúc (An Giang)

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc.

Hình 4. Một phần nghĩa trang liệt sĩ 

Vị Xuyên (Hà Giang)

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông.

Hình 5. Những người lính hải quân nắm tay nhau - Khu tưởng niệm Gạc Ma 

(huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa)

- GV cung cấp thêm cho các nhóm một số tư liệu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). 

- GV dành thời gian 5 – 10 phút cho các nhóm chuẩn bị tư liệu, thông tin trước khi thuyết trình trước lớp về sản phẩm học tập đã chuẩn bị. 

- GV mở rộng kiến thức, tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”.

+ GV hướng dẫn các nhóm tiếp tục thảo luận, sử dụng thiết bị kết nối internet và trả lời câu hỏi:

Nhóm 1: Trình bày về mối quan hệ giữa Cam-pu-chia hiện nay (duy trì mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,…).

Nhóm 2: Trình bày về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.

Nhóm 3: Trình bày một số nội dung về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012.

- GV cho HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi tổng kết HĐ: Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975?

- GV cho HS xem thêm video Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

https://www.youtube.com/watch?v=2jUS7kFQNEI

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục, kết hợp sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet và chuẩn bị sản phẩm thuyết trình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 3 nhóm trình bày sản phẩm học tập đã chuẩn bị, thuyết trình về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc sau T4/1975.

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trò chơi (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi tổng kết HĐ: 

+ Dù là một dân tộc yêu chuộng hoà bình, nhưng trước sự xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng, sử dụng vũ lực để đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 

+ Các cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hi sinh với quyết tâm không gì thay đổi được: đó là sự toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+  Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân dân Việt Nam phải tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, chống lại sự xâm lược của chính quyền Pôn Pốt. Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu-chia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt. Ngày 7/1/1979, Thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn giải phóng.

+  Từ giữa năm 1975, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở nên căng thẳng. Trung Quốc khiêu khích, xâm phạm biên giới phía Bắc Việt Nam. Trước cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân Việt Nam và sự phản đối của dư luận quốc tế, ngày 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân. 

+ Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa). Việt Nam tăng cường xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển đảo, kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo,…

- GV chuyển sang nội dung mới.  

2. Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975

a. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam

- Giai đoạn 1 (từ ngày 30/4/1977 đến ngày 5 - 1 - 1978):

+ Quân Pôn Pốt: 

  • Tấn công dọc tuyến biên giới.

  • Tàn sát dân thường.

+ Đảng và Nhà nước ta:

  • Tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch.

  • Hoạt động ngoại giao, tìm kiếm giải pháp hoà bình.

- Giai đoạn 2 (từ ngày 6/1/1978 đến ngày 7/1/1979):

+ Quân Pôn Pốt: 

  • Xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. 

  • Ngày 22/12/1978: 19 sư đoàn bộ binh, đơn vị pháo binh, xe tăng tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh.

+ Quân dân ta:

  • Mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương.

  • Quân tình nguyện Việt Nam và quân dân Cam-pu-chia đánh đổ chính quyền Pôn Đốt. 

→ Kết quả: Ngày 7/1/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn giải phóng.

b. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc

- Trung Quốc:

+ Đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật.

+ Khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam.

+ Sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc tấn công dọc biên giới phía Bắc (Móng Cái, Quảng Ninh -  Phong Thổ, Lai Châu.

- Quân dân Việt Nam: quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc chiến đấu quyết liệt ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai,... 

→ Kết quả:

+ Làm thất bại mục tiêu “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân đội Trung Quốc.

+ Buộc Trung Quốc tuyên bố rút quân từ ngày 5/3/1979.

c. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông

- Ngày 12/5/197:  ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

- Năm 1994: là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

- Năm 1982: thành lập huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), huyện đảo Trường Sa (Khánh Hoà).

- Năm 2007: thành lập thị trấn Trường Sa và 2 xã đảo (Song Tử Tây, Sinh Tồn) trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

- Triển khai hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

+ Tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử.

+ Nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

+ Xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển.

+ Đưa dân ra sinh sống trên các đảo.

- Giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo: 

+ Đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

+ Lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững hoà bình, ổn định.

Tư liệu 2: “Tôi đã đến thăm Trường Trưng học Tuol Seng từ nay trở nên nổi tiếng, và ở ngoại ô Phnôm Pênh trên khu đất rộng có những hồ chôn người chung. Một số hỗ vẫn còn chưa đào hăn, nhưng bị lún, tạo thành vùng trũng lớn. Những hố khác đã bị bật lên… Việc Việt Nam đã chấm dứt được những hành động man rợ này là một trong những điều quan trọng mà thế giới phải thể hiện sự biết ơn đối với Việt Nam.

(Sác-lơ Phốc-ni-ô, Việt Nam như tôi đã thấy (1960 - 2000),

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr.264)

Video: Quân tình nguyện Việt Nam truy quét Pôn Pốt.

https://www.youtube.com/watch?v=mLoNv_FVd3Q

Video: Chiến tranh biên giới Tây Nam - Tổng Tấn Công Phnôm Pênh.

https://www.youtube.com/watch?v=T3RC8I-BPoc (GV cho HS xem video nếu còn thời gian). 

 

Tư liệu 3: Mặt trận Vị Xuyên: “Lò vôi thế kỉ”

Mặt trận Vị Xuyên là chiến trường ác liệt chống quân xâm lược, diễn ra trong suốt 10 năm (1979 - 1989). Hàng trăm trận chiến đấu đã diễn ra rất quyết liệt, nhiều cán bộ chiến sĩ ở mọi miền đất nước và đồng bào ta đã hi sinh trên mảnh đất này. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất kể từ sau khi Việt Nam đánh thắng Mỹ. Để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của Trung Quốc, trong 5 năm (từ năm 1984 - 1989), Việt Nam chúng ta cũng đã lần lượt huy động tới hàng chục sư đoàn chủ lực, các trung đoàn bộ binh địa phương, đặc công; một số trung đoàn, lữ đoàn pháo binh, công binh, hoá học,... hàng vạn dân quân, du kích tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Vị Xuyên, hàng chục vạn thanh niên xung phong, dân công hoà tuyến phục vụ cho mặt trận Vị Xuyên. Từ năm 1984 - 1989, chiến sự xảy ra ác liệt ở xã Thanh Thuỷ, Minh Tân, Thanh Đức,.... Tại mặt trận Vị Xuyên, đã có hơn một chục sư đoàn bộ binh luân phiên tham gia chiến đấu. Các đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ và Quân khu cùng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ của tỉnh và nhân dân đã quyết tâm chiến đấu, giành giật với địch từng chiến hào, từng cao điểm để giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia,... gần chục năm ròng, chưa khi nào Vị Xuyên ngớt tiếng pháo, đạn súng cối từ bên kia biên giới rót sang.

(Theo 1984 - 1989: Mặt trận Vị Xuyên được ví như “lò vôi thế kỉ”, 

Báo Điện tử VOV, ngày 17/02/2022)

Video: 43 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. 

https://www.youtube.com/watch?v=Us2i6HM5fD4 (từ 0p29 đến 2p30). 

Tư liệu 4: Ngày 14/3/1988, lực lượng hải quân nước ngoài với nhiều tàu chiến và vũ khí trang bị hiện đại đã bất ngờ tấn công cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên cụm đảo chìm Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin (quần đảo Trường Sa, Khánh Hoà). Chúng ngang nhiên dùng vũ khí tấn công quân sự, bản chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải của ta. Để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, các cán bộ, chiến sĩ ta đã chiến đấu kiên cường, bất khuất và 64 người con nước Việt đã anh dùng hi sinh. Tháng 3/2015, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động đồng bào trong và ngoài nước đóng góp xây dựng đã được khởi công và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2017. Khu tưởng niệm là nơi tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc ở quần đảo Trường Sa. Điểm nhấn khu tưởng niệm có chủ đề “Những người nằm lại phía chân trời” với biểu tượng “Vòng tròn bất tử? Không chỉ là nơi để người dân đến tham quan, thắp hương tưởng niệm, “địa chỉ đỏ” này còn góp phần nhắc nhở, giáo dục cho các thế hệ mai sau về sự kiện lịch sử đau thương mà anh dũng.

(Theo “Vòng tròn bất tử” trên đảo Gạc Ma - Tượng đài trong trái tim người Việt,

Tạp chí Tuyên giáo, ngày 14/3/2024)

Video: Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh ở đảo Gạc Ma.

https://www.youtube.com/watch?v=eLw2b9eaFOM

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay