Nội dung chính địa lí 10 cánh diều Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp sách địa lí 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)

BÀI 24: ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

  1. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN

- Than được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (sau khi được cốc hoá); nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm,...

- Than được phân thành nhiều loại tuỳ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn,...

- Các mỏ than được phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc. Những nước đứng đầu về sản lượng khai thác than là những nước có trữ lượng than lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,...

 

  1. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC DẦU KHÍ

- Dầu khí được sử dụng làm nhiên liệu quan trọng cho sản xuất điện, giao thông vận tải; làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như: thuốc nhuộm, va-dơ-lin, chất sát trùng, các chất thơm, rượu, cao su tổng hợp...

- Dầu mỏ được ví như “vàng đen” của nhiều nước. Dầu khí có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than), dễ vận chuyển và sử dụng; nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro.

- Các mỏ dầu khí phân bố ở cả hai bán cầu. Các nước đứng đầu về sản lượng khai thác đều có trữ lượng dầu khí lớn như: A-rập Xê-út, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-rắc, I-ran...

 

  1. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN LỰC

- Vai trò: Điện là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khi hoá, tự động hoá và tạo nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác; đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá, văn minh của con người. Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

- Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: nhiệt điện (dầu mỏ, than đá, khí đốt), thuỷ điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối,...), trong đó nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.

- Công nghiệp điện lực trên thế giới phát triển rất nhanh do nhu cầu của nền kinh tế và mức sống ngày càng cao của dân cư. Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá.

- Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, tạo ra mưa a-xit và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một vải nhà máy điện nguyên tử đã có những sự cố xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và sức khoẻ con người. Xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm được năng lượng hoá thạch ngày càng phổ biến.

  1. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC QUẶNG KIM LOẠI

- Vai trò: Quặng kim loại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người, là nguyên liệu không thể thay thế được của một số ngành công nghiệp.

- Đặc điểm: Quặng kim loại rất đa dạng, bao gồm kim loại đen và kim loại màu. Kim loại đen chiếm trên 90 % tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới.

- Phân bố:

+ Các nước khai thác quặng kim loại đen nhiều là những nước có trữ lượng lớn như: Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Bra-xin, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Hoa Kỳ,...

+ Khai thác quặng kim loại màu tập trung ở các nước đang phát triển: quặng đồng ở Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a; quặng bô-xit ở Chi-lê, Gia-mai-ca, Vê-nê-zu-ê-la,...

- Quặng kim loại là tài nguyên thiên nhiên không phục hồi, việc khai thác sẽ dẫn đến cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Việc tìm ra các vật liệu thay thế kim loại là rất cần thiết.

  1. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

- Vai trò:

+ Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại.

+ Góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

+ Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của các nước trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Không cần diện tích rộng; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện

và nước; đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao; cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển, vốn đầu tư nhiều.

+ Sản phẩm rất phong phú và đa dạng.

- Phân bố: Tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá vì ngành này đòi hỏi trình độ cao.

- Rác thải điện tử tăng nhanh, việc xử lí rác thải điện tử gặp nhiều khó khăn.

  1. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

- Vai trò:

+ Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng để phục vụ đời sống hằng ngày của người dân.

+ Tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.

+ Góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại thế giới (xuất, nhập khẩu).

- Đặc điểm:

+ Sử dụng ít nhiên liệu, điện năng.

+ Chi phí vận tải, vốn đầu tư không nhiều.

+ Sử dụng nhiều lao động.

+ Phụ thuộc vào thị trường và nguồn nguyên liệu.

- Phân bố:

+ Sản phẩm đa dạng, dệt – may và da – giày chiếm vị trí quan trọng

+ Phân bố rộng khắp thế giới nhờ đáp ứng nhu cầu của người dân, không đòi hỏi cao về trình độ, về vốn.

- Gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, đất; để lại nhiều rác thải.

  1. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

– Sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người dân.

– Đầu tư ít vốn, quy trình sản xuất không phức tạp; sản phẩm đa dạng, phong phú. – Phân bố rộng rãi, linh hoạt vì phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu, từ trồng trọt, chăn nuôi đến thủy hải sản. Hầu như nơi nào có nguyên liệu thì đều gắn với các nhà máy chế biến.

– Tác động tới môi trường: ô nhiễm nguồn nước, lượng rác thải lớn,...

  1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI

- Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

- Phát triển các ngành công nghiệp gắn với khoa học - công nghệ có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

- Tăng trưởng xanh theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, giảm phát thải chất thải.

 

=> Giáo án địa lí 10 cánh diều bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay