Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 10 cánh diều
Địa lí 10 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Địa lí 10 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU
CHƯƠNG 3: KHÍ QUYỂN
BÀI 7: KHÍ QUYỂN. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm khí quyển.
- Trình bày được sự phân bổ nhiệt độ không khi trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí, lục địa, đại thương, địa hình.
- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về nhiệt độ
- Giải thích được một số hiện tượng về thời tiết và khi hậu trong thực tế.
- Năng lực
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày về khái niệm khí quyển; sự phân bố nhiệt độ không khi trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc phân tích bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ,... về nhiệt độ.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc giải thích một số hiện tượng thời tiết và khí hậu trong thực tế.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận, trình bày các thông tin, ý tưởng,... liên quan đến nhiệm vụ học tập được giao.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập, có trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân và nhóm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.
- Một số hình: Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 thay đổi theo vị trí ở gần hay xa đại dương; Sơ đồ các tầng khí quyển (nếu có).
- Bảng số liệu Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ địa lí trên Trái Đất (phóng to từ SGK).
- Internet, màn hình, máy chiếu, máy tính cùng các phần mềm ứng dụng cần thiết (nếu có).
- Một số tranh ảnh hoặc video clip về cảnh quan ở vùng cực, hoang mạc; hoạt động du lịch ở vùng núi; hoạt động tắm biển vào mùa hạ; đất bị nứt nẻ do hạn hán ở đồng bằng.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung:
- Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu lên màn hình cho HS xem một số tranh ảnh/ video clip về cảnh quan ở vùng cực, hoang mạc; hoạt động du lịch sôi động ở vùng núi vào mùa hạ; hoạt động tắm biển vào mùa hạ; đất bị nứt nẻ do hạn hán ở đồng bằng... Yêu cầu HS cho ý kiến về sự khác nhau của nhiệt độ trên Trái Đất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi HS (có thể trao đổi với bạn) đưa ra một ý kiến của bản thân (theo cảm nhận của các em, có thể không đúng).
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV khái quát chung và kết luận rằng nhiệt độ Trái Đất có sự khác biệt giữa các khu vực và dẫn dắt HS vào bài.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy những đặc điểm ở những hình ảnh trên là do nguyên nhân nào tạo nên. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khí quyển
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm khí quyển
- Nội dung: Đọc thông tin SGK và nêu khái niệm khí nguyển.
- Sản phẩm học tập: khái niệm khí quyển
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc cả nhân, đọc thông tin trong SGK đề nêu được khái niệm khí quyển. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời. - HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Sau khi một số HS trình bày ý kiến, GV kết luận về khí quyển, làm rõ thành phản khi quyền và cấu trúc khi quyển, nhấn mạnh đến một số đặc điểm và ý nghĩa của tầng đối lưu đối với con người. | 1. Khái niệm khí quyển - Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời. - Không khí bao gồm các thành phần: khí ni-tơ (78 %), khi ô-xy (21%), hơi nước, khi các-bonic và các khi khác (1%). - Khí quyển được cấu tạo gồm một số tầng là tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng ngoài cùng. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 3: TRÁI ĐẤT, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
- Nguồn gốc hình thành Trái Đất
- Đặc điểm vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Thuyết kiến tạo mảng
- Nguồn gốc hình thành Trái Đất
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.11 và trình bày về nguồn gốc hình thành Trái đất
Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đất. Một số giả thuyết cho rằng, ban đầu hệ Mặt Trời là một đám mây bụi quay tròn gọi là tinh vân Mặt Trời.
Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó.
Khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại.
Tạo thành Mặt Trời, phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc.
- Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
“Đĩa” tinh vân là gì?
Tinh vân (đám mây) là hỗn hợp của bụi, khí hi-đrô, khí hê-li và plat-ma. Tinh vân có kích thước cực lớn.
- 2. Đặc điểm vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- Độ dày dao động từ 5km dưới đáy đại dương, 70km ở lục địa.
- Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đất. Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm:
Đá trầm tích
- Gồm đá phiến sét, đá vôi,...
- Hình thành ở miền đất trũng, do sự lăng tụ và nén chặt của các vật liệu phá huỷ từ các loại đá khác nhau.
Đá mac-ma
- Gồm đá gra-nit, đá ba-dan,...
- Được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu. khi trào lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 2: Sử dụng bản đồ
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Có những phương pháp nào để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
A. Phương pháp kí hiệu, phương pháp đường chuyển động
B. Phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng
C. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Cách sử dụng bản đồ trong học tập như thế nào?
A. Lựa chọn nội dung bản đồ
B. Đọc chú giải bản đồ, xác định phương hướng
C. Đọc nội dung bản đồ
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu là?
A. Dạng kí hiện bằng chữ (ví dụ Hg là thủy ngân, Ni là Ni-ken…)
B. Dạng tượng hình (ví dụ: hình con trâu kí hiệu con trâu, hình rang cưa kí hiệu cơ khí, hình ô tô kí hiệu sản xuất ô tô)
C. Dạng hình học (ví dụ: hình tam giác kí hiệu của sắt, hình vuông kí hiệu than…)
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí?
A. Sự di chuyển quá trình
B. Đối tượng địa lí tự nhiên - kinh tế - xã hội.
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai
Câu 5: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào?
A. Phân tán trong không gian
B. Hội tụ trong không gian
C. Không đều nhau trong không gian
D. Đều nhau trong không gian.
Câu 6: Phương pháp khoanh vùng được dùng để biểu hiện những đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào?
A. Tập trung trên không gian nhất định.
B. Phân tán trong không gian
C. Không đều nhau trong không gian
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU
Bộ đề Địa lí 10 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN: ĐỊA LÍ 10 – CÁNH DIỀU
Tên bài | Mục tiêu | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Khí quyển. Nhiệt độ không khí | - Nêu được khái niệm khí quyển. - Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình. - Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về nhiệt độ. - Giải thích được một số hiện tượng về thời tiết và khí hậu trong thực tế. | 2 | 2 | 1 | |||||
Khí áp. Gió và mưa | - Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp. - Trình bày được một số loại gió chính trên Trái đất; một số loại gió địa phương. - Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về khí áp, gió và mưa. | 2 | 2 | 1 | |||||
Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu | Đọc được bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất; phân tích được biểu đồ một số kiểu khí hậu. | 1 | |||||||
Thủy quyển. Nước trên lục địa | - Nêu được khái niệm thủy quyển. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. - Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành. - Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm. - Vẽ được sơ đồ, phân tích hình vẽ về thủy quyển. - Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt. | 2 | 1 | ||||||
Nước biển và đại dương | - Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương. - Giải thích được các hiện tượng sóng biển và thủy triều. - Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương. - Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. | 2 | 1 | 1 | |||||
Đất và sinh vật | - Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hóa và đất; trình bày được các nhân tố hình thành đất. - Trình bày được khái niệm sinh quyển; phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật. - Liên hệ thực tế địa phương. | 2 | 1 | ||||||
Phân tích bản đồ, sơ đồ về sự phân bố của đất và sinh vật trên thế giới | Phân tích được sơ đồ, hình vẽ, bản đồ phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới. | ||||||||
Vỏ địa lí | - Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái đất. - Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của thực tiễn quy luật thống nhất, hoàn chỉnh vỏ địa lí; liên hệ được thực tế địa phương. | 2 | 1 | ||||||
Quy luật địa đới và phi địa đới | - Trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới, liên hệ thực tế địa phương. - Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng các quy luật địa lí | 2 | 1 | 1 | |||||
Tổng | 14 | 0 | 8 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN: ĐỊA LÍ 10 – CÁNH DIỀU
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Frông là mặt ngăn cách giữa hai
A. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
B. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.
C. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.
D. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.
Câu 2. Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
A. xích đạo và chí tuyến.
B. chí tuyến và ôn đới.
C. ôn đới và cực.
D. cực và xích đạo.
Câu 3. Khí áp là sức nén của
A. không khí xuống mặt Trái Đất.
B. luồng gió xuống mặt Trái Đất.
C. không khí xuống mặt nước biển.
D. luồng gió xuống mặt nước biển.
Câu 4. Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao
A. chí tuyến về ôn đới.
B. cực về ôn đới.
C. chí tuyến về xích đạo.
D. cực về xích đạo.
Câu 5. Nước trên lục địa gồm nước ở
A. trên mặt, nước ngầm.
B. trên mặt, hơi nước.
C. nước ngầm, hơi nước.
D. băng tuyết, sông, hồ.
Câu 6. Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là
A. mưa.
B. đầm.
C. sông.
D. hồ.
Câu 7. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều
A. thẳng đứng.
B. xoay tròn.
C. chiều ngang.
D. xô vào bờ.
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 10 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Địa lí 10 cánh diều, soạn Địa lí 10 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THPT