Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn Địa lí 10 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Trái Đất

  1. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng

Nguồn gốc hình thành Trái Đất

- Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đất. Một số giả thuyết cho rằng, ban đầu hệ Mặt Trời là một đám mây bụi quay tròn gọi là tinh vân Mặt Trời.

- Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó. Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô

đặc lại tạo thành Mặt Trời; phân còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc.

- Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

Đặc điểm vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

- Độ dày dao động từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70 km ở lục địa.

- Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đất. Ba loại đá cầu tạo nên vỏ Trái Đất gồm:

+ Đá mac-ma

+ Đá trầm tích

+ Đá biến chất

* Đá mac-ma (đá gra-nit, đá ba-dan,...): được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu. khi trào lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.

* Đá trầm tích (đá phiến sét, đá vôi....): hình thành ở những miễn đất trũng, do sự lăng tụ và nén chặt của các vật liệu phá huy từ các loại đá khác nhau.

* Đá biến chất (đá gơ-nal, đá hoa....): hình thành từ các loại đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.

Thuyết kiến tạo mảng

- Thạch quyền gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biền là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các mảng kiến tạo nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

- Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm. Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau, hình thành các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ,…

  1. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

Sự luân phiên ngày, đêm

- Nguyên nhân: Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục => mọi nơi trên Trái Đất đều có sự luân phiên ngày – đêm; có sự điều hòa nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất.

- Đây là yếu tố quan trọng cho sự sống tồn tại và phát triển.

Giờ trên Trái Đất

- Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.

=> các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

- Trái Đất được chia làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.

- Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Trong thực tế, ranh giới các múi giờ thường được quy định theo đường biên giới quốc gia.  Một số nước chia làm nhiều múi giờ như: Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kỳ,...

Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Các mùa trong năm

- Nguyên nhân: trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời => thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.

- Một năm được chia thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Các mùa mang tính chất tương đối và có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu, độ dài ngày đêm.

+ Vùng ôn đới: một năm có 4 mùa rõ rệt.

+ Vùng nhiệt đới: mùa xuân, thu thường ngắn, không rõ rệt.

- Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau.

Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà độ dài ngày, đêm thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.

+ Ở Xích đạo, quanh năm có ngày, đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch.

+ Vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài => ngày dài hơn đêm (ngược lại đối với Nam bán cầu).

+ Vào ngày 22 - 12, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời ít hơn bán cầu Nam => ở bán cầu Bắc: ngày ngắn hơn đêm; bán cầu Nam: ngày dài hơn đêm.

+ Vào các ngày 21- 3 và 23 – 9, ngày và đêm dài bằng nhau trên toàn Trái Đất do tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo, thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu bằng nhau;

+ Từ vòng cực đến cực có ngày (hoặc đêm) kéo dài 24h.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

 

  1. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tầng đá trầm tích không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Do các vật liệu vụn, nhỏ tạo thành.
  2. Phân bố thành một lớp liên tục.
  3. Có nơi mỏng, nơi dày.
  4. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng?

  1. Thạch quyền được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.
  2. Tất cả các mảng kiến tạo đều có vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  3. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất.
  4. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên của lớp man-ti.

Câu 3. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do

  1. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo trong lớp man-ti trên.
  2. lực hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà chủ yếu là Mặt Trời.
  3. Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó.
  4. Trái Đất bị nghiêng và quay quanh Mặt Trời.

Câu 4. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở

  1. trung tâm các lục địa.
  2. ngoài khơi đại dương.
  3. trên các dãy núi cao ở vùng nhiệt đới.
  4. nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.

Câu 5. Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo nào sau đây?

  1. Mảng Phi và mảng Nam Cực.
  2. Máng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.
  3. Mảng Âu - Á và mảng Bắc Mỹ.
  4. Mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

Câu 6. Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất?

  1. Múi giờ số 0. C. Múi giờ số 12.
  2. Múi giờ số 6. D. Múi giờ số 18.

Câu 7. Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là

  1. Trung Quốc. C. Liên bang Nga
  2. Hoa Kỳ. D. Ca-na-đa.

Câu 8. Ở bán cầu Bắc, từ 21 - 3 đến 22 - 6 là thời gian mùa

  1. xuân. C. thu.
  2. hạ. D. đông.

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng về mùa?

  1. Một năm có bốn mùa.
  2. Mọi nơi trên Trái Đất đều có mùa như nhau.
  3. Có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu.
  4. Hai bán cầu có mùa trái ngược nhau.

Câu 10. Vùng nào sau đây trên Trái Đất đón Giáng sinh (25 - 12) toàn là đêm mà không có ngày?

  1. Xích đạo. C. Vùng cực Bắc
  2. Chí tuyến Bắc. D. Vùng cực Nam.
  3. Phần tự luận

Câu 1: Theo nguồn gốc, các loại đá cầu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm? Các nhóm đá được hình thành như thế nào?

Câu 2:

Trận chung kết World Cup năm 2018 diễn ra ở Mát-xcơ-va (Liên bang Nga) được truyền hình trực tiếp trên thế giới vào 19 giờ ngày 15 - 7 - 2018. Người hâm mộ Việt Nam và Ác-hen-ti-na (Argentina) sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào ngày, giờ nào?

Câu 3: Hãy cho biết nguyên nhân sinh ra mùa trên Trái Đất. Hiện tượng mùa khác nhau như thế nào ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

 


 

III. Đáp án trắc nghiệm và tự luận

Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

A

D

C

A

C

A

B

C

Phần tự luận

Câu 1:

Theo nguồn gốc, có ba nhóm đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất là:

- Đá macma: được tạo thành do quá trình ngưng kết của các silicat nóng chảy.

- Đá trầm tích: hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ.

- Đá biến chất: thành tạo từ đá macma hoặc trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt, áp suất,...

Câu 2:

Trận chung kết World Cup, năm 2018 diễn ra ở Mát-xcơ-va (Liên bang Nga) được truyền hình trực tiếp trên thế giới vào 19 giờ ngày 15-7-2018. Vậy:

- Người hâm mộ Việt Nam sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào 0 giờ ngày 16-7-2018.

- Người hâm mộ Ác-hen-ti-na sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào 13 giờ ngày 15-7-2018.

Câu 3:

Do Trái Đất vừa tự quay và quay quanh Mặt Trời nhưng trục không đổi hướng và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66°33′ làm cho góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ và theo mùa. Đồng thời cũng làm cho thời gian chiếu sáng cũng thay đổi theo mùa và theo vĩ độ và sinh ra mùa.

Mùa diễn ra khác nhau ở những vùng khác nhau: Vùng Xích đạo quanh năm nóng, vùng nhiệt đới có hai mùa nhưng không rõ rệt, vùng ôn đới có bốn mùa rõ rệt, vùng cực có một mùa lạnh quanh năm.

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 cánh diều

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay