Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập địa lí 10 bộ sách cánh diều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức địa lí phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(10 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  • Giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
  • Phân tích được các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
  • Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Hệ thống hóa được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, trình bày các vấn về biến đổi khí hậu.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Năng lực địa lí:
  • Nhận thức khoa học địa lí: thông qua việc trình bày khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu; giải thích nguyên nhân của biến đổi khí hậu; phân tích các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu; giải thích tầm quan và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thông qua việc hệ thống hóa các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ học tập và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Địa lí 10, Sách giáo viên Chuyên đề học tập Địa lí 10, Giáo án.
  • Bảng số liệu, biểu đồ về sự thay đổi nhiệt độ Trái đất.
  • Bảng số liệu về thay đổi lượng mưa trên Trái đất.
  • Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Địa lí 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi lại những kiến thức đã có, kết nối, định hướng nội dung bài học mới
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biến đổi khí hậu; HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, liên hệ thực tế để trình bày một số hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra những thông tin, hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biến đổi khí hậu:

     

 

            

 

       

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn) và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số hiểu biết về biến đổi khí hậu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát một số hình ảnh về biến đổi khí hậu.

- HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, liên hệ thực tế để trình bày một số hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu:

+ Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.

Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.

+ Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và đang được cả nhân loại quan tâm. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu có các biểu hiện và nguyên nhân chủ yếu nào? Biến đổi khí hậu có những tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các ngành sản xuất và đời sống con người? Việc ứng phó với biến đồi khí hậu có tầm quan trọng như thế nào và bao gồm những nhóm giải pháp chủ yếu nào? Để tìm được lời giải cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề học tập ngày hôm nay – Chuyên đề 1: Biến đổi khí hậu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm của biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS trình bày được khái niệm về biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS nhắc lại thế nào là thời tiết, khí hậu. Sau đó, HS đọc thông tin trong SGK để trình bày khái niệm biến đổi khí hậu.
  3. Sản phẩm: Khái niệm biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm:

+ Thời tiết.

+ Khí hậu.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Khái niệm SGK tr.4 và trả lời câu hỏi: Biến đổi khí hậu là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhắc lại khái niệm thời tiết, khí hậu.

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Khái niệm SGK tr.4 để tìm hiểu về khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời, trình bày về khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về khái niệm của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiêu năm, thường là vài

thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS trình bày được những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. GV trình bày tuyến tính (tuần tự) từng biểu hiện của biến đổi khí hậu; kết hợp sử dụng phương pháp trực quan, thuyết trình, đàm thoại gợi mở để HS hiểu được những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  3. Sản phẩm: Những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Nhiệt độ Trái đất tăng SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Trình bày về biến đổi nhiệt độ Trái đất theo thời gian.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Nhiệt độ Trái đất tăng SGK tr.5 để tìm hiểu về biến đổi nhiệt độ Trái đất theo thời gian.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày về biến đổi nhiệt độ Trái đất theo thời gian.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về biến đổi nhiệt độ Trái đất theo thời gian.

- GV trình chiếu cho HS tham khảo sơ đồ minh họa cho thấy nhiệt độ của Trái đất có sự biến đổi theo thời gian (đính kèm bên dưới hoạt động).

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ, học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Lượng mưa thay đổi SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Trình bày về sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất theo thời gian.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Lượng mưa thay đổi SGK tr.5 để tìm hiểu về sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất theo thời gian.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày về sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất theo thời gian.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất theo thời gian.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ, học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Nước biển dâng SGK tr.5, 6 và trả lời câu hỏi: Trình bày về sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Nước biển dâng SGK tr.5, 6 để tìm hiểu về sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày về sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

Thời gian

Mực nước biển dâng

- 1 000 năm trở lại đây

25 cm

Trong đó

+ Thế kỉ XX

15 – 16 cm (trung bình 1,5 – 1,6 mm/năm)

+ Giai đoạn 1980 - 2020

Trên 3mm/năm

- Cuối thế kỉ XX

Dự báo tăng thêm 20 – 30 cm

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 4

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ, học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Trình bày về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái đất.

- Gv hướng dẫn HS vận dụng, liên hệ: Hiện tượng thời tiết cực đoan có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất và đời sống con người ở địa phương em?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan SGK tr.6 để tìm hiểu về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái đất.

HS tìm hiểu, sưu tầm thông tin, hình ảnh về hiện tượng thời tiết cực đoan có ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống con người ở địa phương em.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái đất.

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trình bày về hiện tượng thời tiết cực đoan có ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống con người ở địa phương em.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái đất.

- GV nhận xét, đánh giá chung hoạt động 2:

+ Trước đây, biến đối khí hậu diễn ra rất chậm trong một khoảng thời gian dài, nhưng có xu hướng tăng lên nhanh hơn trong những thập kỉ gần đây.

+ Các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu bao gồm: nhiệt độ Trái Đất tăng, lượng mưa thay đổi, nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu

Nhiệt độ Trái đất tăng

- Từ cuối thế kỉ XIX đến nay, Trái Đất đang ấm dần

lên do xu hướng gia tăng nhiệt độ không khí.

- Trong thế kỉ XX, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên khoảng 0,6 °C.

à Tốc độ tăng nhiệt độ diễn ra nhanh hơn từ giữa thế kỉ XX.

- Trong 40 năm gần đây (1980 - 2020), nhiệt độ Trái

Đất liên tục tăng lên, trung bình khoảng 0,2 °C/thập kỉ.

 

 

 

 

 

 

Lượng mưa thay đổi

Lượng mưa thay đôi rất khác nhau giữa các khu vực:

- Lượng mưa có xu hướng tăng trong giai đoạn 1901 – 2020, rõ nhất tại các khu vực có vĩ độ trung bình và vĩ độ cao như ở châu Âu, châu Mỹ và lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt, lượng mưa lại có xu hướng giảm, điển hình là ở châu Phi, khu vực Nam Á, khu vực Địa Trung Hải, Trung Quốc,...

 

 

 

 

 

Nước biển dâng

- Mực nước biển và đại dương liên tục biến đổi (tăng hoặc giảm) qua các giai đoạn phát triển của Trái Đất, nhưng mức độ thay đổi thường rất chậm.

- Khoảng 1000 năm trở lại đây, mực nước biển và đại dương trung bình toàn cầu biến động không quá 0,25 m.

- Hiện nay, mực nước biển và đại dương trên Trái Đất đang có xu hướng tăng nhanh.

+ Trong thế kỉ XX, mực nước biển và đại dương đã tăng lên khoảng 15 - l6 cm (so với năm 1900), trung bình khoảng 1,5 - l,6 mm/năm.

+ Khoảng 40 năm gần đây (1980 - 2020), mực nước biến và đại dương tăng trung

bình trên 3 mm/năm.

 

 

 

 

Gia tăng các hiện tượng cực đoan

- Số lượng các trận bão mạnh có xu hướng tăng lên và thất thường về thời gian

hoạt động.

- Lượng mưa diễn ra ngày càng bất thường hơn cả về thời gian, không gian và cường độ. Số ngày mưa lớn và rất lớn tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới trong 70 năm gần đây (1950 - 2020).

- Số ngày năng nóng có xu hướng tăng lên trong 70 năm gần đây (1950 - 2020) ở nhiều quốc gia và khu vực của tất cả các châu lục trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Tây Á, ven Địa Trung Hải,...

- Lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

 

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu về nguyên nhân của biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SGK kết hợp quan sát Hình 1.1 để trả lời câu hỏi sau:

- Giải thích nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

- Trình bày các hoạt động phát thải nhà kính.

- Cho biết tỉ lệ phát thải nhà kính theo các lĩnh vực năm 2019.

  1. Sản phẩm: Nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục Nguyên nhân của biến đổi khí hậu, kết hợp khai thác bảng 1.1, hình 1.1 SGK tr.6, 7, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Giải thích nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

+ Trình bày các hoạt động phát thải nhà kính.

+ Cho biết tỉ lệ phát thải nhà kính theo các lĩnh vực năm 2019.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục Nguyên nhân của biến đổi khí hậu, kết hợp khai thác bảng 1.1, hình 1.1 SGK tr.6, 7, để tìm hiểu về

+ Nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

+ Các hoạt động phát thải nhà kính.

+ Tỉ lệ phát thải nhà kính theo các lĩnh vực năm 2019.

- GV quan sát, theo dõi quá trình thảo luận nhóm của HS và hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

+ Các hoạt động phát thải nhà kính.

+ Tỉ lệ phát thải nhà kính theo các lĩnh vực năm 2019.

- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu về nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

- Nguyên nhân tự nhiên: khí hậu Trái Đất biến đổi rất chậm trong thời gian dải, từ hàng chục nghìn năm đến hàng trăm triệu năm.

- Nguyên nhân do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người: làm gia tăng lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.

Các hoạt động phát thải nhà kính

- Đốt nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, khí đốt và than đá),

cháy rừng, đốt các sản phẩm từ gỗ, hoạt động núi lửa,...

- Quá trình sản xuất và vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, than đá.

- Các hoạt động nông nghiệp, quá trình phân huỷ chất hữu cơ,...

- Sản xuát và sử dụng phân bón, hoá chất trong nông nghiệp.

- Đốt nhiên liệu hoá thạch và chất thải rắn.

- Các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị làm lạnh, chất cách nhiệt, chát chống cháy, thiết bị điện tử,...

Các lĩnh vực phát thải khí nhà kính

- Năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình xây dựng và nhà ở, chất thải.

- Năm 2019, tỉ lệ phát thải khí nhà kính lĩnh vực năng lượng chiếm 31%.

  1. TÌM HIỂU VỀ CÁC TÁC ĐỘNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hoạt động 4. Tìm hiểu về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS phân tích được tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (TNTN).
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:

- Nhóm số chẵn: Đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình 1.2, hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên.

- Nhóm số lẻ: Đọc thông tin ttrong SGK kết hợp quan sát hình 1.3, hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất, tài nguyên nước ngọt và tài nguyên sinh vật trên Trái đất. Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến TNTN nước ta.

  1. Sản phẩm: Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên và TNTN.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1, 3, 5: Đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình 1.2 SGK tr.8, hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên.

+ Nhóm 2, 4, 6: Đọc thông tin trong SGK tr.9 kết hợp quan sát hình 1.3:

+ Hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất, tài nguyên nước ngọt và tài nguyên sinh vật trên Trái đất.

+  Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến TNTN nước ta.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm, đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình 1.2 SGK tr.8, hình 1.3 SGK tr.9 để tìm hiểu về:

+ Các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên.

+ Các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất, tài nguyên nước ngọt và tài nguyên sinh vật trên Trái đất.

+  Ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến TNTN nước ta.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên.

+ Các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất, tài nguyên nước ngọt và tài nguyên sinh vật trên Trái đất.

+  Ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến TNTN nước ta.

- GV yêu cầu nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đối khí hậu đối với môi trường tự nhiên thể hiện ở: sự thay đổi các đới tự nhiên trên lục địa; a-xit hoá và biến đổi môi trường biến và đại dương, gia tăng suy thoái môi trường.

+ Biến đổi khí hậu có tác động đến tất cả các loại TNTN trên Trái đất, đặc biệt là TN đất, TN nước ngọt và TN sinh vật.

=> Biển đổi khí hậu có tác động ngày càng mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, các quốc gia đang phát triển thường chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với các quốc gia phát triển. Nếu không được kiểm soát, tác động của biến đổi khí hậu có thể dẫn tới những khủng hoảng về môi trường và đe doạ đến sự phát triển bền vững của các quốc gia.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Tìm hiểu về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên

- Vành đai nóng và các đới tự nhiên ở vĩ độ thấp mở rộng về phía cực; ranh giới đai cao nội chí tuyến và á nhiệt đới mở rộng lên cao.

à Thay đổi các quá trình tự nhiên, đặc điểm môi trường các đới và các đai cao tự nhiên.

- Mực nước biển dâng cao; a-xít hóa nước biển, đại dương.

à Biến đổi môi trường biển, đại dương và môi trường sống của các loài sinh vật biển.

- Gia tăng lượng khí thải, suy giảm diện tích và chất lượng rừng; Suy giảm lớp ô-zon trong tầng bình lưu của khí quyển.

à Gia tăng suy thoái môi trường.

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tài nguyên thiên nhiên

- Đất: tăng diện tích đất bị ngập lụt ở các vùng đồng bằng; gia tăng mức độ, diện tích đất bị nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển; gia tăng xói mòn đất, hoang mạc hóa ở miền núi và đồng bằng.

à Mất đất, thay đổi tính chất đất; chi phí đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi và cải tạo đất lớn.

- Nước ngọt: nguồn nước ngọt giảm sút; mặn hóa nguồn nước mặt, nước ngầm; tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ; giảm khả năng dự báo nguồn nước.

à Thiếu nước sản xuất và sinh hoạt ; phát sinh mâu thuẫn sử dụng nước; ô nhiễm nguồn nước.

- Sinh vật: điều kiện sống, không gian phân bố các loài sinh vật thay đổi; môi trường sống của các loài sinh vật biển thay đổi; tăng nguy cơ cháy rừng và hạn chế sự phát triển của sinh vật.

à Suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm diện tích và chất lượng rừng.  

Hoạt động 5. Tìm hiểu về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS phân tích được tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).
  2. Nội dung: GV cho HS hoạt động theo các nhóm để tìm hiểu về:

- Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp.

- Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến công nghiệp.

- Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến dịch vụ.

  1. Sản phẩm: Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng các tấm thẻ:

+ Có 4 tấm thẻ ghi nội dung về tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp.

+ Có 4 tấm thẻ ghi nội dung về hậu quả của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp.

- GV yêu cầu HS không mở sách, sau đó phát cho mỗi nhóm 8 tấm thể (bao gồm 4 tấm thẻ có ghi nội dung tác động, 4 tấm thẻ có ghi nội dung hậu quả).

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu, ghép hoặc sắp xếp các tấm thẻ sao cho đúng tác động với hậu quả của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp.

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta hoặc ở địa phương.

à Gợi ý :

+ Hạn hán làm giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân; Dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với phát triển bền vững ở Việt Nam.

+ Nước biển dâng lên 1m làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 1,5-2,0 triệu ha và những năm lũ lớn khoảng trên 90% diện tích của ĐBSCL bị ngập từ 4-5 tháng, trong đó chủ yếu là đất lúa bị ngập hoặc nhiễm mặn không thể sản xuất.

+ Làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại, xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại "thiên địch". Xuất hiện dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa.

+ Ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia thành các nhóm, nhận 8 tấm thẻ và thực hiện sắp xếp các tấm thẻ sao cho đúng tác động với hậu quả của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp.

- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm sắp xếp các tấm thẻ có nội dung tác động – hậu quả phù hợp và trình bày về tác động, hậu quả của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp.

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các lĩnh vực và các ngành sản xuất kinh tế, trong đó nông nghiệp là ngành dễ tổn thương nhất. Hậu quả chung nhất của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp là làm giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của các quốc gia trên thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 1.5 SGK tr.10, 11 và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao công nghiệp chịu ít ảnh hưởng của biến đổi khí hậu so với các lĩnh vực sản xuất khác?

+ Phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến công nghiệp.

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất công nghiệp ở nước ta hoặc địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 1.5 SGK tr.10, 11 để tìm hiểu về:

+ Công nghiệp chịu ít ảnh hưởng của biến đổi khí hậu so với các lĩnh vực sản xuất khác.

+ Tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến công nghiệp.

- HS vận dụng, liên hệ thực tế, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để tìm hiểu về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất công nghiệp ở nước ta hoặc địa phương.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Lí giải tại sao công nghiệp chịu ít ảnh hưởng của biến đổi khí hậu so với các lĩnh vực sản xuất khác.

+ Tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến công nghiệp.

+ Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất công nghiệp ở nước ta hoặc địa phương.

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tá động, hậu quả của biến đổi khí hậu đến công nghiệp.

- GV lưu ý HS:

+ Mặc dù ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng một số ngành công nghiệp lại phụ thuộc vào những ngành bị ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu như:

·        Ngành chế biến lương thực, thực phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

·        Ngành luyện kim phụ thuộc vào ngành khai thác khoáng sản.

·        Ngành điện phụ thuộc vào nhiên liệu dầu khí, nguồn nước.

à Cho nên, các ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai thác khoáng sản,…nếu bị tác động nhiều của biến đổi khí hậu sẽ làm gián đoạn sản xuất công nghiệp.

+ Mặc dù ít chịu tác động của biến đổi khí hậu nhưng chính sản xuất công nghiệp lại là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 1.6 SGK tr.11 để thực hiện nhiệm vụ sau: Phân tích các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến hoạt động dịch vụ ở nước ta theo bảng mẫu dưới đây:

Lĩnh vực

Tác động

Hậu quả

Cơ sở vật chất của ngành GTVT

 

 

Phương tiện GTVT

 

 

Du lịch

 

 

- GV hướng dẫn HS liên hệ, vận dụng thực tế, trả lời câu hỏi: Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến hoạt động dịch vụ ở nước ta hoặc ở địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 1.6 SGK tr.11 để hoàn thành bảng các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến hoạt động dịch vụ ở nước ta.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến hoạt động dịch vụ ở nước ta theo bảng mẫu đã thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong nhóm ngành dịch vụ, giao thông vận tải và du lịch là các ngành chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện tự nhiên nói chung, thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu nói riêng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Tìm hiểu về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp

- Tăng diện tích đất nông nghiệp bị chìm ngập; thay đổi tính chất đất do nhiễm mặn, nhiễm phèn.

à Mất đất canh tác và suy giảm chất lượng đất, thu hẹp không gian sản xuất nông nghiệp.

- Giảm khả năng cung cấp nguồn nước tưới trong nông nghiệp; tạo điều kiện cho sự phát triển sâu bệnh.

à Thiếu nước cho sản xuất; giảm năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

- Suy giảm nguồn lợi thủy sản, hải sản.

à Giảm hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản.

- Thay đổi điều kiện sống, không gian phân bố rừng; gia tăng nguy cơ cháy rừng.

à Suy giảm diện tích và chất lượng rừng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế

- Phải tăng cường đầu tư cải tiến công nghệ nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính.

- Tăng nguy cơ ngập lụt, các thiệt hại về cơ sở vật chất và có thể làm gián đoạn quá trình sản xuắt.

- Gia tăng sự bất ổn định trong sản xuất, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản.

- Giảm khả năng chủ động về nguồn nước cho nhiều ngành công nghiệp như: năng lượng, dệt, khai thác và chế biến khoáng sản,...

à Gia tăng vốn đầu tư xây dựng, chi phí sửa chữa và hoạt động; giảm hiệu quả kinh tế các ngành sản xuất công nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến dịch vụ

Bảng tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến dịch vụ: Đính kèm phía dưới hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lĩnh vực

Tác động

Hậu quả

Cơ sở vật chất của

 ngành GTVT

- Giảm thời gian khai thác và gia tăng thiệt hại các công trình giao thông.

- Hoạt động giao thông vận tải có thể bị gián đoạn.

Tăng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành các công trình giao thông.

Phương tiện GTVT

Tăng mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện giao thông.

Tăng chi phí để đổi mới công nghệ của các phương tiện giao thông nhằm hạn chế khí thải và các khí nhà kính.

Du lịch

- Các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn bị chìm ngập hoặc thay đổi và hư hại.

- Hoạt động du lịch bị gián đoạn.

Giảm hiệu quả khai thác của hoạt động du lịch.

Hoạt động 6. Tìm hiểu về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến đời sống con người

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến đời sống con người (không gian sống, sức khỏe,…)
  2. Nội dung: GV cho HS hoạt động theo các nhóm để tìm hiểu về:

- Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến không gian sống của con người.

- Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của con người.

  1. Sản phẩm: Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến đời sống con người.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, kết hợp khai thác tư liệu Hình 1.7 và trả lời câu hỏi: Phân tích tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến không gian sống của con người.

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, kết hợp khai thác tư liệu Hình 1.7 để tìm hiểu về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến không gian sống của con người.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến không gian sống của con người.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến không gian sống của con người.

- GV lấy ví dụ, liên hệ thực tiễn:

+ Nước biển dâng sẽ làm cho nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam (nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long) đứng trước nguy cơ bị chìm ngập một phần vào cuối thế kỉ XXI.

+ Tại nhiều nước trên thế giới, BĐKH làm cho điều kiện sống của con người trở nên khó khăn và khắc nghiệt hơn, nhiều cư dân đã phải di cư đi nơi khác.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, kết hợp khai thác tư liệu Hình 1.8 và trả lời câu hỏi:

+ Phân tích tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của con người.

+ Lấy ví dụ về những biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người ở nước ta hoặc địa phương em.

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, kết hợp khai thác tư liệu Hình 1.8 để tìm hiểu về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của con người.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày về:

+ Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của con người.

+ Lấy ví dụ về những biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người ở nước ta hoặc địa phương em.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của con người.

- GV chuyển sang nội dung mới.

6. Tìm hiểu về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến đời sống con người

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến không gian sống của con người

- Nước biển dâng làm gia tăng diện tích và mức độ ngập lụt các

vùng đất thấp.

à Thu hẹp hoặc mát không gian sinh sống của con người do nhiều thành phố, làng mạc bị chìm ngập.

- Sự gia tăng các thiên tai có liên

quan đến biến đổi khí hậu.

à  Điều kiện sống của con người khó khăn và khắc nghiệt hơn; góp phần vào tình trạng di cư tạm thời

đang diễn ra ở một số quốc gia trên thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của con người

- Gia tăng các bệnh liên quan đến hệ thàn kinh, hệ tuần hoàn do các hiện tượng thời tiết cực đoan.

- Gia tăng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá, hệ hô hấp do sự phát triển của vi sinh vật có hại, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng lên, suy giảm chất lượng không khí và  nguồn nước sinh hoạt,...

- Số người chết và bị thương tăng lên do sự gia tăng các thiên tai có liên quan đến biến đổi khí hậu.

- Góp phần gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển.

=> Suy giảm sức khoẻ người dân; Gia tăng số người chết do các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu và số người chết do thiên tai; Tăng áp lực đối với ngành y tế; Suy giảm chát lượng nguồn lao động.

 

 

 

III. TÌM HIỂU VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hoạt động 7. Tìm hiểu về tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: Ứng phó với biến đổi khí hậu có tầm quan trọng như thế nào?
  3. Sản phẩm: Tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo các nhóm nhỏ, đọc thông tin mục Tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu, kết hợp khai thác thông tin sơ đồ hình 1.9, hình 1.10, 1.11 SGK tr13, 14 và trả lời câu hỏi: Ứng phó với biến đổi khí hậu có tầm quan trọng như thế nào?

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục Tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu, kết hợp khai thác thông tin sơ đồ hình 1.9, hình 1.10, 1.11 để tìm hiểu về tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày về tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu.

- GV giải thích thêm: Hiện nay, nhiều quốc gia đã tòm cách thích ứng với biến đổi khí hậu như: tạo ra các giống cây chịu được mặn, hạn, giống ngắn ngày hoặc dài ngày để phù hợp với thời vụ; tận dụng nước dâng lên để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

- GV chuyển sang nội dung mới.

7. Tìm hiểu về tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu

- Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

 

+ Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo, nhằm giám khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

- Con người phải chung sống với biến đổi khí hậu, có hành động để giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu không hoàn toàn là bất lợi, nó vẫn có lợi, tuy nhiên không nhiều. Con người cần biết tận dụng các cơ hội của nó mang lại để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hoạt động 8. Tìm hiểu về sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được sự cấp bách của ứng phó đối với biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK để giải thích tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu.
  3. Sản phẩm: Sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục Sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu SGK tr.14, 15 và trả lời câu hỏi: Tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục Sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu SGK tr.14, 15 để lí giải tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm lí giải tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV nhấn mạnh: Ứng phó với biến đổi khí hậu là yêu cầu bắt buộc và cấp bách đối với tất cả các nước vì nếu không sẽ dẫn tới những thảm họa khôn lường. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực hoạt động. Các quốc gia sẽ không thể đạt được mục tiêu phá triển bền vững nếu coi nhẹ nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.

- GV chuyển sang nội dung mới.  

8. Tìm hiểu về sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu. Những tác động của biến đổi khí hậu có thể dẫn đến thảm hoạ đối với nhân loại trong tương lai nếu không có các giải pháp hữu hiệu ngay từ bây giờ. Nhiệm vụ phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu cần được tiến hành đồng thời trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.

- Các quốc gia sẽ không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững nếu coi nhẹ nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu. Nếu giải quyết tốt vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội và phát triển bền vững.

  1. TÌM HIỂU CÁC NHÓM GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hoạt động 9. Tìm hiểu về các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hệ thống hóa được các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, dựa vào bảng 1.2 để hoàn thành bảng theo mẫu.
  3. Sản phẩm: Bảng các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin trong bảng 1.2 và hoàn thành bảng về các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhóm giải pháp

Các giải pháp thích ứng chủ yếu

Trong công nghiệp

 

Trong nông nghiệp

 

Trong dịch vụ

 

Trong giáo dục, y tế và đời sống

 

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:

+ Lấy ví dụ về một nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta hoặc địa phương.

+ Giải pháp nào là phù hợp với địa phương ? Em có những hành động gì để thích ứng với biến đổi khí hậu

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin trong bảng 1.2 để hoàn thành bảng về các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

- HS liên hệ thực tế ở địa phương và bản thân.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

9. Tìm hiểu về các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Bảng các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu: Đính kèm bên dưới hoạt động.

 

Nhóm giải pháp

Các giải pháp thích ứng chủ yếu

Trong công nghiệp

- Sửa chữa và nâng cấp hệ thống hạ tấng kĩ thuật của các cơ sở sản xuát, các trung tâm công nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu.

- Chủ động và có biện pháp phòng tránh thiên tai, hạn chế ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, các trung tâm công nghiệp.

- Công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng các cơ sở sản xuất, trung tâm công nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong nông nghiệp

- Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu.

- Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhằm điều tiết và sử dụng hiệu

quả nguồn nước ngọt, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa.

- Bảo vệ rừng, tăng cường trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ

đầu nguồn và ven biển để bảo vệ đát, điều hoà nguồn nước, hạn chế thiên tai.

- Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

Trong dịch vụ

- Xây dựng và nâng cáp, cải tạo các công trình giao thông đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đa dạng hoá các loại hình giao thông vận tải; kết nối hợp lí, hiệu

quả các loại hình giao thông.

- Phát triển các loại hình giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Điều chỉnh các hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện và tác động của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng, cải tạo nhằm nâng cao mức độ an toàn cho hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ hoạt động du lịch.

Trong giáo dục, y tế và đời sống

- Sử dụng tiết kiệm điện, nước trong cuộc sóng hằng ngày.

- Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Nâng cấp cơ sở hạ tằng và hoạt động y té; xây dựng kế hoạch kiểm soát dịch bệnh; hạn chế tai nạn trong điều kiện biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của biến đối khí hậu và các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng cộng đồng dân cư có ý thức, sẵn sàng thích ứng, tương trợ lẫn nhau trong phòng ngừa, khắc phục khó khăn và hậu quả của biến đổi khí hậu.

Hoạt động 10. Tìm hiểu về các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hệ thống hóa được các nhóm giải pháp giảm nhẹ với biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, dựa vào bảng 1.3 để hoàn thành bảng theo mẫu.
  3. Sản phẩm: Bảng các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin trong bảng 1.3 và hoàn thành bảng về các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Nhóm giải pháp

Các giải pháp

giảm nhẹ chủ yếu

Trong công nghiệp

 

Trong nông nghiệp

 

Trong dịch vụ

 

Trong giáo dục, y tế và đời sống

 

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các ngành sản xuất và đời sống hằng ngày ở nước ta hoặc ở địa phương em.

+ Em đã từng có những hành động, giải pháp gì để giảm nhẹ biến đổi khí hậu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin trong bảng 1.3 để hoàn thành bảng về các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

- HS liên hệ thực tế ở địa phương và bản thân.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về các nhóm giải pháp giảm nhẹ với biến đổi khí hậu theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các nhóm giải pháp giảm nhẹ với biến đổi khí hậu.

- GV lưu ý HS: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu không chỉ đem lại lợi ích cho từng địa phương, từng quốc gia mà còn góp phần đạt được mục tiêu chung của khu vực và toàn cầu.

10. Tìm hiểu về các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Bảng các nhóm giải pháp giảm nhẹ với biến đổi khí hậu: Đính kèm bên dưới hoạt động.

 

Nhóm giải pháp

Các giải pháp

giảm nhẹ chủ yếu

Trong công nghiệp

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, hạn chế sử dụng chất hoá học trong nông nghiệp.

- Tăng cường xử lí và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp (tạo ra bi-ô-ga, thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp) và giảm phát thải khí nhà kính.

- Bảo vệ rừng và tăng cường trồng rừng (vừa là giải pháp thích ứng vừa là giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu).

Trong nông nghiệp

- Đầu tư cải tiến công nghệ, kĩ thuật để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong các ngành sản xuất, đặc biệt là trong công nghiệp năng lượng.

- Thay thế nguồn năng lượng truyền thống bằng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo, ít phát thải khí nhà kính.

- Điều chỉnh hoặc hạn chế các cơ sở sản xuất có lượng chát thải lớn, gây ô nhiễm môi trường; tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh.

- Đẩy mạnh hoạt động tái chế, tái sử dụng các chát phé thải; phát triển ngành công nghiệp tái chế thân thiện với môi trường.

Trong dịch vụ

- Đồi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng và công tác quản lí nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải.

- Tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, ít khí thải trong hoạt động giao thông vận tải; phát triển các phương tiện giao thông chạy bằng điện.

- Quy hoạch mạng lưới đường giao thông và hệ thống chiếu sáng giao thông hợp lí, hiệu quả.

- Tăng cường các loại hình và hoạt động du lịch gắn với bảo vệ môi trường.

Trong giáo dục, y tế và đời sống

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

- Xây dựng nếp sống văn minh, hạn chế rác thải sinh hoạt, xây dựng không gian sống xanh - sạch - đẹp.

- Có hình thức khen thưởng (hoặc kỉ luật) phù hợp với các cá nhân, tập thể có thành tích (hoặc vi phạm quy định) về giảm nhẹ biến đồi khí hậu.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK tr.18 ; HS vận dụng kiến thức đã học về các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy về các nhóm giải pháp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

+ Vẽ sơ đồ hệ thông hoá các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Lựa chọn một nhóm và trình bày các giải pháp cụ thể.

+ Vẽ sơ đồ hệ thống hoá các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đối khí hậu. Lựa chọn một nhóm và trình bày các giải pháp cụ thể.

- GV tổ chức cho nhóm số chẵn vẽ sơ đồ hệ thống hóa các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Lựa chọn một nhóm và trình bày các giải pháp cụ thể.

- GV tổ chức cho nhóm số lẻ vẽ sơ đồ hệ thống hóa các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Lựa chọn một nhóm và trình bày các giải pháp cụ thể.

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm

- HS vận dụng kiến thức đã học về các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm sơ đồ tư duy về các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ đối với những sản phẩm đẹp, thể hiện tư duy sáng tạo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mở rộng các kiến thức đã học về biến đổi khí hậu.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi 1 phần Vận dụng SGK tr.18; HS tìm kiếm thông tin, tư liệu, hình ảnh về các hoạt động có thể làm gia tăng phát thải khí nhà kính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Bảng thống kê các hoạt động có thể làm gia tăng phát thải khí nhà kính ở địa phương.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà: Thống kê các hoạt động có thể làm gia tăng phát thải khí nhà kính ở địa phương theo mẫu sau:

STT

Các hoạt động chính

Các khí nhà kính

 

 

 

 

 

 

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm

- HS tìm kiếm thông tin, tư liệu, hình ảnh về các hoạt động có thể làm gia tăng phát thải khí nhà kính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào tuần học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết thúc chuyên đề.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu.

+ Nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

+ Tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.

+ Tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Hoàn thành  bảng thống kê các hoạt động có thể làm gia tăng phát thải khí nhà kính ở địa phương.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Chuyên đề 2 – Đô thị hóa.

 

Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều
Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập địa lí 10 sách cánh diều, giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối, giáo án địa lí chuyên đề 10 sách KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay