Nội dung chính Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 5: Ngân sách nhà nước
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Ngân sách nhà nước sách Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 5: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THUẾ
1. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015).
2. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
- Mang tính pháp lý cao, tuân theo Luật Ngân sách nhà nước.
- Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định về thu và chi.
- Hướng tới giải quyết lợi ích chung trong xã hội.
- Chia thành nhiều quỹ nhỏ với mục đích riêng.
3. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
- Cung cấp tài chính để duy trì hoạt động bộ máy nhà nước.
- Định hướng phát triển kinh tế và kiềm chế lạm phát.
- Điều tiết thị trường và thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
- Tạo quỹ dự trữ quốc gia và mở rộng quan hệ đối ngoại.
4. TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Công dân có quyền sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và tham gia giám sát tài chính - ngân sách.
Công dân có nghĩa vụ sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả.
Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
=> Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 5: Ngân sách nhà nước và thuế