Nội dung chính Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 20: Vương quốc Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 20: Vương quốc Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X sách Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 20: VƯƠNG QUỐC CHĂM–PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X

  1. SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA

- Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Chăm-pa: 

+ Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, vương quốc Chăm-pa trải qua ba vương triều. Các trung tâm quan trọng của vương quốc gắn với những vùng địa lí khác nhau của miền Trung. 

+ Cuối thế kỉ IX, lãnh thổ Chăm-pa mở rộng nhất, bao gồm toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh) ở phía bắc đến sông Dinh (Ninh Thuận) ở phía nam.

+ Cuối thế kỉ II: Chăm-pa thành lập kinh đô Sin-ha-pu-ra (Duy Xuyên, Quảng Nam).

+ Đầu thế kỉ VIII: Dời kinh đô về phía nam. Kinh đô: Vi-ra-pu-ra (Phan Rang, Ninh Thuận).

+ Cuối thế kỉ IX: Chuyển kinh đô lại phía Bắc. Kinh đô In-đra-pu-ra (Thăng Bình, Quảng Nam).

+ Cuối thế kỉ X: Chuyển kinh đô về Vi-giay-a (Bình Định).

  1. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI
  2. Kinh tế

- Những hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:

+ Nông nghiệp: trồng lúa trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trùng, ruộng cao, ruộng chua mặn,... Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò.

+ Khoáng sản: Chăm-pa nổi tiếng về các loại khoáng sắn như vàng. bạc, hồ phách.

+ Lâm sản: nhiều lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nối tiếng nhất là trầm hương. Vì vậy, dân cư còn sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản.

+ Một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề đánh cá và trao đổi sản vật với thuyền buôn đến từ nước ngoài.

  1. Tổ chức xã hội

- Sự đa dạng của nhiều ngành nghề đã tạo nên một xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau từ quý tộc đến thường dân. Xã hội Chăm-pa có những tầng lớp:

+ Vương công quý tộc: vua, quý tộc triều đình, quý tộc tăng lữ.

+ Quân đội, đại diện thuỷ quân thuộc vua.

+ Tu sĩ, vũ nữ thuộc quý tộc tăng lữ

+ Tầng lớp thường dân: thợ thủ công, nghệ nhân, ngư dân, nông dân, khai thác lâm sản

  1. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:

+ Trên cơ sở tiếp thụ chữ Phạn của Ấn Độ, Chăm-pa đã có chữ viết riêng vào thế kỉ IV

+ Tôn giáo: Hai tôn giáo Ấn Độ là Bà La Môn và Phật giáo đều du nhập vào Chăm-pa, góp phần tạo nên những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật.

+ Âm nhạc và múa để phục vụ các nghỉ lễ tôn giáo, nên tạo ra một tầng lớp đông đảo nhạc công, vũ nữ.

+ Nhiều công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc vẫn được bảo tồn đến ngày nay.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay