Nội dung chính Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) sách Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 15: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC
ĐẤT NƯỚC THỜI LÝ (1009 – 1225)
- SỰ THÀNH LẬP NHÀ LÝ
- Hoàn cảnh thành lập:
+ Hoàn cảnh cụ thể: Triểu Tiên kết thúc, Lý Công Uẩn là người có tài thao lược.
+ Sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử có uy tín: các tăng quan và đại thần trong triều đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua).
- Nguyên nhân Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Thăng Long): Chính quyền đủ mạnh mới dời đô từ nơi địa thế thuận lợi cho phòng thủ: Hoa Lư đến nơi đồng bằng: Đại La thuận lợi cho phát triển mọi mặt: chính trị - văn hóa, hành chính, quân sự, kinh tế.
- Ý nghĩa:
+ Địa thể của thành Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế; thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Thái Tổ, mở ra vận hội mới cho sự phát triển quốc gia.
+ Thực tế cho thấy tài năng của một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng: suốt hơn 10 thế kỉ, Thăng Long (Hà Nội) thực sự trở thành "Kinh đô, nơi định đô bậc nhất của kinh sư muôn đời", tạo nên sự phát triển cho Thăng Long - Hà Nội, như hình ảnh rồng bay lên bầu trời xanh, tượng trưng cho sự phát triển của Đại Việt.
- TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
- Những biện pháp củng cố chế độ quân chủ:
+ Củng cố quyền lục của vua, củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương.
+ Ban hành luật Hình thư.
+ Tổ chức quân đội chặt chẽ theo chế độ "ngụ binh ư nông".
+ Tổ chức Hội thề Đồng Cổ.
- CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)
- a) Chủ động tiến công phòng vệ
- Nguyên nhân: Từ giữa TK XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn chồng chất nên muốn gây chiến với Đại Việt để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.
- Diễn biến: Dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt: hơn 10 vạn quân thủy – bộ, chia làm hai đạo tấn công vào đất Tống vào tháng 10 – 1975.
- Kết quả:
+ Hạ thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống.
+ Phá bỏ kho lương thực của chúng.
- b) Phòng vệ tích cực và chuyển sang phản công: Trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Hoàn cảnh: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút xây dựng phòng tuyến bên bờ sông Như Nguyệt.
- Diễn biến:
+ 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống tiến vào Thăng Long bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt. Quân Tống nhiều lần dùng bè lớn tấn công nhưng không thành.
+ Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông lúc nửa đêm, tấn công thăng vào doanh trại giặc.
- Kết quả:
+ Quân Tống "mưới phần chết đến năm, sáu", hoang mang, tuyệt vọng.
+ Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa.
+ Quân Tống rút về nước từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt.
è Đánh giá những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống:
- Nghệ thuật “Tiên phát chế nhân”.
- Phòng thủ để tiến công.
- Thuật “Tâm công” (Tấn công vào lòng người).
- Thực hiện phản công đúng lúc.
- Chủ động kết thúc chiến tranh.
- c) Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
- Trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến, chủ động phá âm mưu liên kết với Champa chuẩn bị xâm lược nhà Tống.
- Xây dựng một trận địa phòng ngự chiến lược, chặn đứng, phá thế tiến công của địch, giam hãm quân Tống, không viện binh, tạo thời cơ để phản công, tiến công tiêu diệt chúng → Điểm độc đáo về mặt chiến lược, chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của tư tưởng quân sự Lý Thường Kiệt.
- Khi quân Tống đang ngày càng khó khăn, ông đã chớp lấy thời cơ, chuyển sang phản công, tiến công tiêu diệt quân địch, thể hiện tính chủ động và tài năng chỉ đạo chiến lược của ông.
- Chủ trương kết hợp giữa đánh địch và thương lượng, giữa quân sự và ngoại giao, buộc vua Tống ra lệnh bãi binh và từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Việt, là nghệ thuật kết thúc chiến tranh độc đáo.
- TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI
- a) Tình hình kinh tế
* Nông nghiệp: Các mối quan hệ nhân – quả:
- Kinh tế nông nghiệp là rường cột của nước nhà (vua thân chính cảy tịch điền) nên nhà nước chú trọng ban hành nhiều chính sách.
- Chính sách, chủ trương đúng của nhà nước → Kết quả là nhiều năm mùa màng bội thu.
* Thủ công nghiêp:
- Thủ công nghiệp phát triển, nhiều làng nghề xuất hiện.
- Bao gồm:
+ Thủ công nghiệp nhà nước.
+ Thủ công nghiệp nhân dân.
- Một số làng nghề ra đời như làng góm Bát Tràng, làng dệt Nhược Công, làng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa Nghi Tàm,…
* Thương nghiệp:
- Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng, tiền đồng được sử dụng phổ biến.
- Thuyền bè nước ngoài qua lại buôn bán tấp nập.
- Một số chợ lớn ở Thăng Long được thành lập: Cửa Đông, Tây Nhai, Cửa Nam,…
- b) Tình hình xã hội
- Xã hội ngày càng phân hóa.
- Cuộc sống của từng bộ phận trong xã hội:
+ Vua, quý tộc, quan lại là tầng lớp thống trị, có nhiều đặc quyền.
+ Địa chủ gia tăng, thế lực lớn.
+ Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính.
+ Thợ thủ công, thương nhân khá đông.
+ Nô tì địa vị thấp kém, phục vụ cho triều đình và gia đình quan lại.
- NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU VỀ VĂN HÓA – GIÁO DỤC THỜI LÝ
* Giáo dục:
- Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
- Năm 1075, triều đình tổ chức kha thi đầu tiên.
- Năm 1076, triều đình mở Quốc Tử Giám để dạy cho con em quý tộc, quan lại.
* Văn hóa:
- Văn học: văn học chữ Hán bước đầu phát triển, nhiều tác phẩm vẫn còn giá trị giáo dục đến hiện nay như Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam quốc sơn hà (khuyết danh), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền Sư),...
- Tôn giáo: phát triển
+ Vua quan nhà Lý và nhân dân đều tôn sùng Đạo Phật.
+ Nhiều công trình nổi tiếng được ghi lại trong sử sách như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên, chủa Một Cột,...
+ Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội.
+ Đạo giáo thịnh hành, gắn kết với các tín ngưỡng dân gian.
- Kiến trúc: Nhiều công trình nổi tiếng được ghi lại trong sử sách, đặc biệt là Hoàng Thành Thăng Long thể hiện nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đa dạng, độc đáo kinh tế.