Nội dung chính Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 4: Văn hóa phục hưng

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Văn hóa phục hưng sách Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 4: VĂN HÓA PHỤC HƯNG

  1. TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỔI QUAN TRỌNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ XIII ĐẾN THẾ KỈ XVI

- Những biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII – XVI:

+ Từ thế kỉ XII, thành thị có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu.

+ Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị.

+ Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện.

- Tầng lớp chủ xưởng, thương gia, chủ các ngân hàng xuất hiện trong xã hội.

à Nhu cầu khẳng định vị thế xã hội, thưởng thức cuộc sống, sự giàu có là tiền đề quan trọng để nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hoá mới của tầng lớp mới có điều kiện thực hiện (thông qua các hoạt động ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật).

=> Phong trào Văn hóa Phục hưng ra đời.

  1. TÌM HIỂU NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn học

- Nổi bật là tác phẩm Thần khúc của nhà thơ người l-ta-li-a Đan-tê (1265 - 1321), Đôn Ki-hô-tê của nhà văn người Tây Ban Nha M. Xéc-van-téc (1547 - 1616).

- Những vở kịch của đại văn hào người Anh W. Sếch-xpia (1564 - 1616) như Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,... tập trung lên án sự tàn bạo, tham lam của tầng lớp phong kiến, đấu tranh cho tự do và tình yêu.

Hội họa

- Nghệ thuật Phục hưng bắt đầu ở Phi-ren-xê. Thế kỉ XVI là đỉnh cao của nghệ thuật Phục hưng, gắn với tên tuổi của hai danh hoạ nổi tiếng là Lê-ô-na đờ Vanh-xi (1452 - 1519) và Mi-ken-lăng-giơ (1475 - 1564).

- Lê-ô-na đờ Vanh-xi là hoạ sĩ, tác giả của những bức hoạ vẫn được coi là kiệt

tác của nhân loại như: Bữa ăn tối cuối cùng, La Giô-công- đơ,....

Kiến trúc – điêu khắc

Mi-ken-lăng-giơ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, hoạ sĩ. Những tác phẩm nổi tiếng:

Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà nguyện Xích-xtin ở Rô-ma, tượng Ða-vít Người nô lệ bị trói,...

Khoa học

Xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người thời bấy giờ về Trái Đất và vũ trụ, tiêu biểu như: N. Cô-péc-ních (1473 - 1543), G. Bru-nô (1548 - 1600), G. Ga-li-lê (1564 - 1642).

 

  1. TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI TÂY ÂU

- Các nhà văn hoá Phục  hưng đã đề cao con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học - kĩ thuật, phá vỡ sự thống trị tinh thần của nhà thờ Thiên Chúa giáo đối với

dân chúng và đả phá chế độ phong kiến.

- Có tác động thay đổi nhận thức của con người thời bấy giờ, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hoá Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay