Nội dung chính Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia sách Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 12: VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA
- TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA
- Năm 802: vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước là Cam-pu-chia.
- Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV: Thời kì Ăng-co - thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia.
- Thế kỉ XV: do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái đã khiến cho Vương quốc Cam-pu-chia suy yếu. Người Khơ-me phải chuyển kinh đô từ Ăng-co về phía nam Biển Hồ (Phnôm Pênh ngày nay).
- TÌM HIỂU VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA THỜI KÌ ĂNG-CO
- Chính trị:
+ Các vị vua không ngừng mở
rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.
+ Dưới thời trị vì của Giay-a-vác-man VII (1181 - 1220), lãnh thổ vương quốc mở rộng
bao gồm cả vùng hạ lưu sông Mê Nam (thuộc Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (thuộc Lào ngày nay).
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.
+ Ngoài ra, người dân còn sống bằng đánh bắt cá ở Biển Hồ và
khai thác lâm sản. Họ còn giỏi nghề thủ công, làm đồ gốm, trang sức và xây đền,...
+ Việc trao đổi mua bán đã có nhưng chưa sử dụng tiền.
à Sự phát triển của kinh tế thời kì Ăng-co đã thu hút dân cư tập trung đông đúc quanh kinh đô, hình thành nên một khu vực thịnh vượng ở bắc Biển Hồ.
- TÌM HIỂU VĂN HÓA CỦA VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tín ngưỡng, tôn giáo | Khoảng đầu thế kỉ XIII, đạo Phật bắt đầu du nhập vào Cam-pu-chia, thay thế dần Hin-đu giáo và chiếm ưu thế trong xã hội cho đến ngày nay. |
Chữ viết, văn học | - Chữ viết: + Sớm có chữ viết, sử dụng phổ biến chữ Phạn, Cam-pu-chia đã lưu giữ được lịch sử qua bi kí gắn với những công trình kiến trúc. + Từ thế kỉ XIV trở đi, chữ Khơ-me dần thay thế chữ Phạn, niên giám hoàng gia được viết trên lá cọ. - Văn học: + Các tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ, sử thi phát triển khá phong phú. + Tiêu biểu như sử thi Riêm Kê (Reamker), Ja-ta-ca (Jataka) - các bài kinh kể lại sự tích, tiền kiếp của đức Phật,... |
Kiến trúc, điêu khắc | - Hàng trăm đền, tháp lớn nhỏ đã được xây dựng. - Hai công trình nổi bật là Ăng-co Vát và Ăng-co Thom. |
=> Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 12: Vương quốc Cam-Pu-Chia (1 tiết)