Nội dung chính Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo Bài 10 Thực hành tiếng Việt
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10 Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 10. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆTI. DẤU CHẤM PHẨY
- Xét ví dụ
- Ví dụ a: Dấu chấm phẩy để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép
- Ví dụ b: dấu chấm phẩy sử dụng để phân định ranh giới giữa các hình ảnh.
- Nhận xét
- Dấu chấm phẩy là dấu câu được dùng để:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
II. PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
- Xét ví dụ
- Những hình ảnh trong văn bản
Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro giúp người đọc hình dung rõ hơn về nghi thức và hoạt động trong buổi lễ này.
- Nhận xét
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, sơ đồ, số liệu,... được sử dụng trong văn bản.
- Mục đích: bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn.
III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài 1:
- Công dụng của dấu chấm phẩy: đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê về các hoạt động diễn ra trong ngày môi trường thế giới.
Bài 2:
- Không cần thay dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy vì: đây không phải là một phép liệt kê phức tạp, có thể dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa các bộ phận.
Bài 3:
- Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng:
- Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro: hình ảnh
- Trái Đất – mẹ của muôn loài: số liệu khoa học.
- Hình ảnh được sử dụng nhằm, minh họa cho nghi thức cúng thần lúa, bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản.