Nội dung chính Ngữ văn 7 cánh diều Bài 10: Ghe xuồng Nam Bộ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Ghe xuồng Nam Bộ sách ngữ văn 7 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
VĂN BẢN 1. GHE XUỒNG NAM BỘ
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Kiến thức ngữ văn
- a) Triển khai ý tưởng và thông tin theo các đối tượng được phân loại
- Trong văn bản thông tin, người viết có thể triển khai ý tưởng và thông tin theo cách phân loại đối tượng bằng cách chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích, thuyết minh,…
- b) Cước chú và tài liệu tham khảo
- Cước chú là lời giải thích ở chân trang hoặc cuối văn bản về từ ngữ, kí hiệu hoặc xuất xứ của trích dẫn,… trong văn bản (có thể chưa rõ với người đọc).
- Tài liệu tham khảo là những tài liệu được người viết (người nói) xem xét, trích dẫn để làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập trong VB; giúp cho thông tin được trình bày trong VB thêm phong phú và thuyết phục.
- Thường được ghi ở cuối bài viết hoặc cuối chương hay cuối sách.
- c) Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Là tranh, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, kí hiệu,… phối hợp với lời văn trong văn bản thông tin; trong đó, tranh, ảnh là phương tiện được sử dụng nhiều hơn cả.
- Đọc văn bản
- a) Khi đọc VB thông tin
- VB triển khai thông tin theo cách phân loại đối tượng. Cụ thể là ở phần (2), tác giả lần lượt thuyết minh về xuồng ở đoạn 2 và ghe ở đoạn 3 è Giúp người đọc có được thông tin đầy đủ về từng đối tượng được thuyết minh, đồng thời, làm cho bài viết được rõ ràng, mạch lạc.
- Bố cục VB chia làm 3 phần lớn:
+ Phần (1): Đoạn 1 – giới thiệu chung về ghe xuồng Nam Bộ.
+ Phần (2): Đoạn 2 và 3 – giới thiệu cụ thể về xuồng và ghe.
+ Phần (3): Đoạn 4 – khái quát giá trị của ghe xuồng Nam Bộ.
- Đối tượng được giới thiệu trong VB là các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ.
- Người viết chia đối tượng thành 2 loại lớn là ghe và xuồng. Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ sau:
+ Xuồng có xuống ba lá, xuống năm lá, xuồng ta bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy,…
+ Ghe có các loại là ghe bầu, ghe lồng, ghe chải, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe bầu, ghe câu Phú Quốc, ghe của Bà Rịa, ghe lưới rừng Phước Hải,…
- Qua VB, em hiểu thêm về sự đa dạng, phong phú của các loại ghe, xuồng Nam Bộ.
- b) Tìm hiểu chung
- Xuất xứ: Theo MINH NGUYEN, chonoicantho.vn
- Đối tượng được thuyết minh: ghe xuồng Nam Bộ.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
- Mục đích của văn bản
- Cung cấp cho người đọc những thông tin chính về ghe xuồng Nam Bộ:
+ Phân loại.
+ Đặc điểm, chức năng và phạm vi sử dụng của từng loại và tiều loại.
+ Giá trị.
- Các nội dung trình bày trong VB đã làm sáng tỏ mục đích ấy từ giới thiệu chung, đến giới thiệu cụ thể và cuối cùng là khái quát giá trị của ghe xuồng Nam Bộ.
- Nội dung của văn bản
2.1. Giới thiệu chung về ghe xuồng Nam Bộ
- Phần (1) cho thấy bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách phân loại đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích: Căn cứ vào nhiều loại, tên gọi khác nhau với:
+ Đặc điểm sản xuất.
+ Chức năng sử dụng
+ Phương thức hoạt động
2.2. Giới thiệu cụ thể về ghe xuồng Nam Bộ
- Phần (2) bao gồm đoạn 2 và 3 là những giới thiệu cụ thể về đối tượng thuyết minh chính của VB là xuồng và ghe Nam Bộ:
| Xuồng | Ghe |
Phân loại | - Xuồng ba lá - Xuồng năm lá - Xuồng tam bàn - Xuồng vỏ gòn - Xuồng độc mộc (ghe lườn) - Xuồng máy | - Ghe bầu - Ghe lồng - Ghe chài - Ghe cào tôm - Ghe ngo - Ghe hầu - Ghe câu Phú Quốc - Ghe cửa Bà Rịa - Ghe lưới rùng Phước Hải - Ghe Cửa Đại |
Nhận xét | Rất đa dạng với nhiều loại xuồng khác nhau và mục đích sử dụng khác nhau. | Rất đa dạng và thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài. |
2.3. Khái quát giá trị của ghe xuồng Nam Bộ
- Phần (4) trong SGK chủ yếu nói về giá trị của các loại ghe, xuồng đối với kinh tế và văn hóa của người dân Nam Bộ:
+ Là một loại phương tiện giao thông vô cùng hữu hiệu, vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo.
+ Dù sau này khoa học kĩ thuật phát triển, thì ghe, xuồng vẫn giữ vị trí quan trọng ở mảnh đất này.
- Hình thức của văn bản
* Cước chú
- Tam bàn: Xuất xứ tử tiếng Hoa “xam pản”, người Pháp phiên âm thành “samphan” (Cước chú của tác giả VB).
- Chài: Xuất xứ từ tiếng “Pok chài” của người Triều Châu, Trung Quốc (Pok: nhiều; chài: tải). Ghe chài: loại ghe có sức tải lớn (Cước chú của tác giả VB).
=> Hai cước chú giúp người đọc hiểu đực xuất xứ và nghĩa của các từ ngữ này.
=> Cần cước chú thêm những từ ngữ, kí hiệu khác trong VB.
* Tài liệu tham khảo
Giúp thông tin mà tác giả nêu trong VB rõ ràng, có tính xác thực hơn.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung
Văn bản đề cập đến những giá trị về kinh tế và văn hóa của ghe xuồng với người dân Nam Bộ. Từ đó cho ta thấy, ghe xuồng không chỉ là một phương tiện di chuyển, vận tải mà nó còn trở thành một nét đẹp văn hóa nơi đây.
- Nghệ thuật
- Nội dung được trình bày logic, cô đọng, cung cấp đầy đủ thông tin.
- Ngôn ngữ phổ thông, trong sáng.
- Sử dụng linh hoạt cước chứ và tài liệu tham khảo.
=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 1. Ghe xuồng nam bộ