Nội dung chính Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật sách Sinh học 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 5. THỰC HÀNH: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

 

BÁO CÁO THỰC HÀNH

  1. Mục đích

- Quan sát được lục lạp trong tế bào thực vật.

- Nhận biết, tách chiết các sắc tố trong lá cây.

- Chứng minh được sự hình thành tinh bột và sự thải oxygen trong quang hợp.

  1. Kết quả và giải thích

   2.1. Quan sát lục lạp trong tế bào thực vật

- Kết quả: Hình vẽ HS tự trình bày.

   2.2. Tách chiết các sắc tố trong lá cây

- Kết quả: HS có thể dán hình ảnh giấy sắc kí.

Tách được các vạch sắc tố theo thứ tự từ dưới lên gồm diệp lục b (màu xanh – vàng), diệp lục a (màu xanh lá cây), xanthophyll (màu vàng), carotene (màu cam).

- Giải thích: 

+ Giấy sắc kí được làm từ cellulose – chất phân cực. 

+ Khi chạy sắc kí, chất càng phân cực sẽ liên kết với giấy cellulose nhanh hơn → chất đó không di chuyển xa được.

+ Trong dung dịch sắc tố, độ phân cực của các sắc tố theo thứ tự tăng dần là : carotene, xanthophyll, diệp lục a và diệp lục b.

+ Do đó, sau khi chạy sắc kí, các vạch sắc tố sẽ phân bố theo thứ tự từ dưới lên trên như kết quả.

    2.3. Sự tạo thành tinh bột trong quang hợp

- Kết quả: Phần lá không bị bịt giấy đen chuyển sang màu xanh tím, còn phần lá bị bịt giấy đen không xuất hiện màu xanh tím.

- Giải thích: 

+ Phần lá bị bịt giấy đen không nhận được ánh sáng nên không quang hợp để tạo ra tinh bột được → Không có tinh bột nên không xuất hiện màu xanh tím.

+ Phần lá không bị bịt giấy đen vẫn nhận được ánh sáng, quang hợp bình thường tạo ra tinh bột → Kết hợp với iodine tạo màu xanh tím đặc trưng.

     2.4. Sự tạo thành oxygen trong quang hợp

- Kết quả: ống nghiệm để ngoài sáng xuất hiện nhiều bọt khí, ống nghiệm trong tối không có hiện tượng gì.

- Giải thích: 

+ Ống nghiệm để ngoài sáng quang hợp được nên thải ra khí oxygen tạo thành bọt khí.

+ Ống nghiệm để trong tối không quang hợp được nên không thải ra khí oxygen.

  1. Trả lời câu hỏi

a) Có nhiều tế bào phân cách với nhau bởi thành tế bào, phần tế bào chất có chứa nhiều hạt màu lục, có kích thước nhỏ, hình cầu đó là các lục lạp, phân bố sát vách tế bào.
b) Đặt cây trong bóng tối 2 ngày để cây không quang hợp, tinh bột không được tổng hợp ở lá, đồng thời phần tinh bột được tổng hợp trước đó ở lá cây sẽ được di chuyển đến các cơ quan, bộ phận khác của cây. Do đó, khi dán băng dính đen vào lá ở bước tiếp theo, trong lá sẽ không còn tinh bột, từ đó đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm.
c) Trồng cây thủy sinh hoặc thả rong vào bể cá, ngoài việc tạo cảnh quan còn nhằm mục đích cung cấp thêm O2 cho cá hô hấp do cây thủy sinh và rong quang hợp giải phóng O2 làm giàu O2 trong bể.

=> Giáo án Sinh học 11 kết nối bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay