PBT Tiếng Việt 3 chân trời tuần 25: Thiên nhiên kì thú

Phiếu bài tập tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tuần 25: Thiên nhiên kì thú. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 chân trời sáng tạo cả năm

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3

TUẦN 25: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về Thiên nhiên; đặt câu diễn tả dáng vẻ, hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện.

- Viết: Ôn chữ viết hoa Y, X; nhận diện và tìm ý cho đoạn văn tả một đồ vật thường dùng khi đi học hoặc đi tham quan, du lịch.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

HÃY LẮNG NGHE

Hãy lắng nghe tiếng gió trên bãi mía. Đó là tiếng xào xạc nhè nhẹ của không gian. Hãy lắng nghe tiếng gió trên trà lúa, đó là tiếng thì thầm của ấm no. Tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá cần cù suốt ngày này sang tháng khác. Tiếng mưa rào rào như bước chân người đi vội. Tiếng con chim tu hú báo hiệu mùa hè khắc khoải, con chim vít vịt gọi mưa giữa khi trời trong sáng, con cu cườm đánh thức những buổi trưa im vắng đầy ngái ngủ. Con cuốc gõ vào mùa hè buồn thảm bao nhiêu thì con chim sơn ca hót véo von, lảnh lót, rộn rã bấy nhiêu....

Hãy lắng nghe tiếng của thiên nhiên, của quê hương cứ reo lên, hát lên hằng ngày quanh ta. Cây cỏ, chim muông, cả tiếng mưa, tiếng nắng... lúc nào cũng thầm thì, lao xao, náo nức tí tách...

Bạn ơi hãy lắng nghe, bạn sẽ tìm ra được bao nhiêu điều mới lạ, giống như được nghe một bản hòa nhạc, mỗi âm thanh của mỗi cây đàn đều mang cá tính riêng của mình. Nhưng tất cả hòa vào nhau tạo thành cái diệu kỳ, nâng hồn ta lên, đầy mê thích.

Bạn hãy lắng nghe! Đừng để món quà quý báu của thiên nhiên ban tặng chúng ta phải uổng phí...

 (Theo Băng Sơn)

Câu 1. Tiếng gió trên bãi mía được miêu tả như thế nào?

A. Tiếng thì thầm của ấm no.

C. Rào rào như bước chân người đi vội.

B. Tiếng xào xạc nhè nhẹ của không gian.

D. Thầm thì, lao xao, náo nức.

Câu 2. Trong câu “Tiếng mưa rào rào như bước chân người đi vội” đã so sánh sự vật, hiện tượng nào với sự vật, hiện tượng nào?

A. Tiếng mưa – bước chân người đi vội.

C. Tiếng mưa – rào rào.

B. Rào rào – bước chân người đi vội.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3. Trong đoạn văn, tác giả nhắc đến loài chim nào là báo hiệu mùa hè về?

A. Chim vít vịt.

C. Chim cuốc.

B. Chim sơn ca.

D. Chim tu hú.

Câu 4. Những từ ngữ nào được dùng để miêu tả âm thanh của thiên nhiên nơi quê hương?

  1. Reo lên, hát lên, thì thầm, tí tách.
  2. Réo rắt, ngân nga, lảnh lót, rộn rã.
  3. Thầm thì, lao xao, náo nức, tí tách.
  4. Reo vang, véo von, nô nức, rộn ràng.

Câu 5. Đoạn văn khuyên chúng ta điều gì?

  1. Cho chúng ta thấy những âm thanh đa dạng của tiếng hót những loài chim.
  2. Hãy lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên, quê hương và biết yêu thương những âm thanh đó.
  3. Hãy quan sát mọi sự vật quanh ta để biết được sự kì diệu của thế giới muôn màu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Gạch chân dưới các sự vật, hiện tượng chỉ thiên nhiên trong các câu sau:

a. Lên thác xuống ghềnh.

b. Góp gió thành bão.

c. Khoai đất lạ, mạ đất quen.

d. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

e. Sáng sớm, mặt trời bắt đầu nhô lên từ sau những ngọn núi phía xa xa.

g. Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng giống như những ô bàn cờ khổng lồ.

Bài 2. Chỉ ra tên các sự vật xuất hiện trong các hình ảnh sau và đặt câu với sự vật đó.

Hình 1.

Hình 2.

Hình 3.

Hình 4.

III. VIẾT

Bài 1. Viết chính tả các câu sau:

- Yến đâu văng vẳng trên cao

Lửa chài soi bóng Cù Lao trước thuyền.

- Xa xôi xích lại cho gần

Làm thân con nhện mấy lần giăng tơ.

Bài 2. Hoàn thành sơ đồ tư duy sau để có được các ý cho đoạn văn tả đồ vật thường dùng khi đi học hoặc đi tham quan, du lịch.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 chân trời sáng tạo cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 - 5

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6 - 9

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 19 - 23

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 - 27

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 28 - 32

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 33 - 35

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay