PBT Tiếng Việt 3 chân trời tuần 33: Một mái nhà chung

Phiếu bài tập tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tuần 33: Một mái nhà chung. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 chân trời sáng tạo cả năm

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3

TUẦN 33: MỘT MÁI NHÀ CHUNG

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau; câu kể; đặt câu thể hiện cảm xúc trước một cảnh đẹp thiên nhiên.

- Viết: Nghe – viết chính tả; phân biệt d/ gi, l/ n, ươn/ ương; viết đoạn văn thuật lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

HỒ NƯỚC VÀ MÂY

Vào một ngày cuối xuân, những tia nắng đua nhau nhảy nhót trên mặt hồ nước. Mặt hồ lung linh, rạng rỡ dưới ánh mặt trời. Bỗng nhiên trời nổi gió. Chị Mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói với chị Mây: “Khi có ánh nắng, tôi lóng lánh đẹp hẳn lên, thế mà chị lại che nắng của tôi”. Chị Mây tung tà áo đen kịt và nói:

- Cô bé ơi! Nếu không có tôi thì sao có cô?

- Tôi cần gì chị. - Hồ nước lớn tiếng nói. Chị Mây tức giận bỏ mặc Hồ nước và bay lên tận trời xanh.

Những ngày hè trời nắng chang chang, Hồ nước bị nung nóng bốc hơi dần lên nên ngày càng bé lại. Chị Mây vẫn giận hồ nước nên ở tít trên cao. Hồ nước bị cạn kiệt dần. Nó cầu cứu: “Chị Mây ơi! Không có chị tưới nước xuống tôi chết mất”. Bầy cá tôm trong hồ cũng than vãn: “Chúng tôi chết mất vì thiếu nước…”. Nghe tiếng gọi của Hồ nước và tiếng than vãn của bầy cá tôm, Chị Mây bay về tưới nước xuống Hồ cả một ngày đêm. Hồ nước lớn dần lên. Mặt hồ lao xao sóng: “Cảm ơn chị Mây! Cảm ơn chị Mây!”. Hồ nước im lặng suốt cả mùa thu và mùa đông. Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ cho bầu trời xanh ngát cao vời vợi soi mình. Tà áo đen của chị Mây nhỏ dần. Mùa xuân sang, tà áo của chị Mây chỉ còn bằng dải lụa. Chị vội sà tấm thân mỏng tang, bé nhỏ xuống hồ nước mà nói:

- Không có cô bé, tôi cũng teo tóp dần không sống nổi đâu!

Hồ nước lao xao sóng. Ông mặt trời tốt bụng rọi những tia nắng ấm đầu hè xuống mặt hồ. Hồ nước bốc hơi. Trên trời cao, chị Mây lớn dần lên. Từ đó Hồ nước và Mây không bao giờ tranh cãi kể công với nhau nữa. Cả hai đều thấm thía bài học: “Ở đời không ai sống được một mình”.

Câu 1. Khi thấy chị Mây sà thấp xuống mặt hồ, Hồ nước đã có phản ứng thế nào?

  1. Cảm ơn chị Mây vì đã che nắng giúp mình.
  2. Trách móc chị Mây vì che nắng của mình.
  3. Buồn bã vì khi bị chị Mây che ánh nắng, mình không còn lung linh nữa.
  4. Đuổi chị Mây đi ngay lập tức.

Câu 2. Khi đến mùa hè, chuyện gì đã xảy ra với Hồ nước?

  1. Hồ nước ngày càng rộng lớn hơn.
  2. Hồ nước ngày càng trong xanh hơn.
  3. Hồ nước ngày càng mát mẻ hơn.
  4. Hồ nước ngày càng thu hẹp lại.

Câu 3. Khi nghe tiếng cầu cứu của Hồ nước và bầy tôm cá, chị Mây đã làm gì?

  1. Bay về tưới nước cho Hồ cả một ngày đêm.
  2. Mặc kệ Hồ nước và bầy tôm cá.
  3. Cười nhạo Hồ nước.
  4. Trách móc lại Hồ nước.

Câu 4. Trong câu chuyện trên, biện pháp tu từ nào là tiêu biểu nhất?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Điệp từ.

D. Liệt kê.

Câu 5. Câu chuyện trên gửi gắm thông điệp gì?

  1. Mỗi người phải tìm cách sống độc lập.
  2. Chúng ta phải tìm cách phụ thuộc vào người khác.
  3. Chúng ta không được để ai phụ thuộc vào mình.
  4. Ở đời, không ai sống được một mình.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Sắp xếp các tiếng sau để được những câu thành ngữ, tục ngữ và gạch chân dưới những cặp từ trái nghĩa trong câu.

  1. trong/ gạn/ đục/ khơi.
  2. đèn/ mực/ gần/ thì/ thì/ đen/ gần/ sáng.
  3. anh em/ gần/ láng giềng/ bán/ xa/ mua.

Bài 2. Dựa vào các hình ảnh sau, đặt một câu kể, đặt một câu thể hiện cảm xúc trước cảnh đẹp thiên nhiên.

Hình 1.

Hình 2.

III. VIẾT

Bài 1. Tô màu vào ô chứa từ viết đúng chính tả.

chiều dài

nương thiện

lô nức

giàn mướp

dàu có

bò trường

      

xươn sườn

náo nhiệt

lương tựa

dân giã

sơn lâm

sung sướng

Bài 2. Viết chính tả.

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…

Bài 3. Viết đoạn văn thuật lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 chân trời sáng tạo cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 - 5

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6 - 9

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 19 - 23

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 - 27

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 28 - 32

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 33 - 35

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay