PBT Tiếng Việt 3 chân trời tuần 32: Một mái nhà chung

Phiếu bài tập tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tuần 32: Một mái nhà chung. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 chân trời sáng tạo cả năm

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3

TUẦN 32: MỘT MÁI NHÀ CHUNG

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về Môi trường; mở rộng câu Bằng gì?, Khi nào? hoặc Ở đâu?.

- Viết: ôn viết chữ hoa Q, V; viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

LỖ THỦNG TẦNG Ô-DÔN

Khí ô-dôn gồm 3 nguyên tử ô-xi (O3). Hàm lượng khí ô-dôn trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30km, nồng độ ô-dôn mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng ô-dôn.

Tầng ô-dôn hấp thụ 90% lượng tia tử ngoại của mặt trời, giúp cho bề mặt trái đất chỉ bị một lượng nhỏ tia tử ngoại chiếu tới và sinh vật có thể tự do sinh trưởng. Khi tầng ô-dôn bị phá hoại thì một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống trái đất khiến cho mùa màng bị thất thu, giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nhiều loại bệnh, thậm chí dẫn đến bếnh bệnh ung thư da và bệnh bạch tạng…

Năm 1985, các nhà khoa học đã phát hiện ở Nam Cực có một lỗ thủng tầng ô-dôn rất lớn. Ở lỗ thủng này hàm lượng khí ô-dôn thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường. Năm 1987, các nhà khoa học Đức phát hiện trên vùng trời Bắc Cực cũng có một lỗ thủng tầng ô-dôn tương tự. Nguyên nhân gây phá hoại đến tầng ô-dôn là chất CFC do tủ lạnh, máy điều hòa không khí, ô tô, máy tính, máy cứu hỏa thải ra.

Hiện nay bảo vệ tầng ô-dôn đã trở thành một bộ phận bảo vệ môi trường quốc tế. Rất nhiều nước đã cấm hoặc hạn chế sử dụng khí CFC, một số nước đã nghiên cứu chế tạo ra tủ lạnh xanh “Không dùng khí CFC”.

 (Theo Hỏi đáp về tài nguyên môi trường, Lê Văn Khoa chủ biên)

Câu 1. Tầng ô-dôn là gì?

  1. Là lớp khí quyển gồm 3 nguyên tử ô-xi.
  2. Là tầng khí quyển ở độ cao 25 – 30km, có nồng độ ô-dôn là 1/100.000 trong khí quyển.
  3. Là lớp khí quyển cao, cách mặt đất 30 – 40km.
  4. Là lớp khí quyển bên ngoài Trái Đất.

Câu 2. Tác dụng của tầng ô-dôn là gì?

  1. Hấp thụ 90% lượng tia tử ngoại của mặt trời, giúp cho bề mặt trái đất chỉ bị một lượng nhỏ tia tử ngoại chiếu tới và sinh vật có thể tự do sinh trưởng.
  2. Hấp thụ 90% lượng tia hồng ngoại của mặt trời.
  3. Cho xuyên qua 90% lượng tia tử ngoại của mặt trời.
  4. Cho xuyên qua 90% lượng tia hồng ngoại của mặt trời.

Câu 3. Điều gì đã xảy ra với tầng ô-dôn?

A. Bị thu hẹp lại.

C. Bị đẩy lên cao.

B. Bị mở rộng ra.

D. Xuất hiện “lỗ thủng” ở Bắc Cực và Nam Cực.

Câu 4. Nguyên nhân gây phá hoại tầng ô-dôn là gì?

  1. Tia tử ngoại xuyên qua phá hỏng tầng ô-dôn.
  2. Tia hồng ngoại xuyên qua phá hỏng tầng ô-dôn.
  3. Chất CFC do tủ lạnh, máy điều hòa không khí, ô tô, máy tính, máy cứu hỏa thải ra.
  4. Chất CFC trong tủ lạnh, máy điều hòa không khí, ô tô, máy tính, máy cứu hỏa tích tụ quá nhiều.

Câu 5. Có những biện pháp nào được nêu ra để bảo vệ tầng ô-dôn?

  1. Chế tạo tủ lạnh xanh “Không dùng khí CFC”.
  2. Cấm hoặc hạn chế sử dụng khí CFC.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Nối ý ở cột bên trái với từ tương ứng ở cột phải sao cho phù hợp.

1. Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.

 

a. Bảo tồn.

2. Giữ lại, không để cho mất đi.

 

b. Sinh vật.

3. Giữ cho nguyên vẹn, không để cho mất mát.

 

c. Khu bảo tồn.

4. Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.

 

d. Bảo toàn.

5. Tên gọi chung của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật,

 

e. Hình thái.

Bài 2. Đặt cặp câu hỏi – câu trả lời cho các cụm từ:

- Bằng xe đạp.

- Vào tháng 3 hàng năm.

- Ở trường học.

  1. VIẾT

Bài 1. Viết các từ sau:

- Quảng Trị.

- Việt Nam.

Bài 2. Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 chân trời sáng tạo cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 - 5

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6 - 9

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 19 - 23

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 - 27

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 28 - 32

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 33 - 35

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay