Phiếu học tập Vật lí 10 kết nối Bài 18: Lực ma sát
Dưới đây là phiếu học tập Bài 18: Lực ma sát môn Vật lí 10 sách Kết nối tri thức. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.
Xem: => Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI 18. LỰC MA SÁT
Bài 1. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 2. Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang.Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 3. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 4. Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào?
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 5. Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ bằng bao nhiêu?
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài 1. Một vật trượt được một quãng đường s =48m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 trọng lượng của vật và g =10m/s2.Cho chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật?
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 2. Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực F= 2N có phương nằm ngang. Lấy g=10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2s bằng?
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 3. Một xe lăn, khi được kéo bằng lực F = 2N nằm ngang thì xe chuyển động đều. Khi chất lên xe một kiện hàng có khối lượng m = 2kg thì phải tác dụng lực F’ = 3F nằm ngang thì xe lăn mới chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa xe lăn và mặt đường?
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 4. Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,5. Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng?
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 18: Lực ma sát (2 tiết)