Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 12 cánh diều Bài 7: Hát Bài hát Người nghỉ tôi về, Nghe nhạc Ca khúc Quảng Bình quê ta ơi!, Thường thức âm nhạc Nghệ thuật Cải lương trong âm nhạc truyền thống Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Hát Bài hát Người nghỉ tôi về, Nghe nhạc Ca khúc Quảng Bình quê ta ơi!, Thường thức âm nhạc Nghệ thuật Cải lương trong âm nhạc truyền thống Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 12 cánh diều
BÀI 7: BÀI HÁT: NGƯỜI NGHỈ TÔI VỀ NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNg VIỆT NAM
(18 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Bài hát “Người nghỉ tôi về” của dân ca nào?
A. Dân ca Quảng Nam.
B. Dân ca Nghệ Tĩnh.
C. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
D. Dân ca Huế.
Câu 2: Ai là người sưu tầm và kí âm bài hát “Người nghỉ tôi về”?
A. Nguyễn Trọng Ánh.
B. Nguyễn Văn Chung.
C. Tân Huyền.
D. Vi Phong.
Câu 3: Bài hát “Người nghỉ tôi về” có giai điệu như thế nào?
A. Hào hùng, mạnh mẽ.
B. Uyển chuyển, mềm mại.
C. Nhẹ nhàng, chậm rãi.
D. Vui vẻ, trong sáng.
Câu 4: Nghệ thuật cải lương xuất hiện vào thời gian nào?
A. Những năm đầu của thế kỉ XVIII.
B. Những năm đầu của thế kỉ XIX.
C. Những năm đầu của thế kỉ XX.
D. Những năm đầu của thế kỉ XVII.
Câu 5: Đâu là tính chất của nghệ thuật cải lương?
A. Phần lớn mang tính chất bi lụy, sáng tạo.
B. Phần lớn mang tính chất tự sự, buồn thương.
C. Tính chất vui vẻ, đằm thắm.
D. Tính chất căng thẳng, kịch tính.
Câu 6: Cải lương được phổ biến và phát triển chủ yếu ở đâu?
A. Đông Nam Bộ.
B. Bắc Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Trung Bộ.
Câu 7: Vở cải lương “Đời cô Lựu” soạn giả là ai?
A. Trần Hữu Trang.
B. Loan Thảo.
C. Bạch Mai.
D. Thanh Tông.
Câu 8: Ai là tác giả của vở cải lương “Lục Vân Tiên”?
A. Hoa Phượng, Chi Lăng.
B. Hoàng Việt, Thể Hà Vân.
C. Minh Tơ, Thanh Tông.
D. Loan Thảo, Bạch Mai.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Ý nào dưới đây nói không đúng về nghệ thuật cải lương?
A. Là loại hình sân khấu ca kịch.
B. Xuất hiện vào khoảng những năm đầu thế kỉ XIX.
C. Phổ biến và phát triển chủ yếu ở các tỉnh miền Nam Việt Nam.
D. Được hình thành trên cơ sở nền tảng âm nhạc của các thể loại như nhạc lễ, ca Huế, ca nhạc dân gian Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2: Ý nào dưới đây nói không đúng về đặc điểm của nghệ thuật cải lương?
A. Phần lớn các vở cải lương mang tính chất căng thẳng, kịch tính.
B. Có nội dung đề tài phong phú và đa dạng.
C. Hai mảng đề tài nổi bật là khai thác từ cốt truyện lịch sử và phản ánh hiện thực của xã hội đương thời.
D. Các loại nhạc cụ chính dùng trong dàn nhạc cải lương gồm: đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt,…
Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm âm nhạc của nghệ thuật cải lương?
A. Nổi bật là lối ca các làn điệu bài bản với cách nhấn nhá, ngân nga cùng những câu ca có mạch hơi dài.
B. Hệ thống bài bản cải lương rất phong phú và đa dạng.
C. Có nhịp điệu nhanh, kịch tính và hào hùng.
D. Có 20 bản được xem là bản tổ.
Câu 4: Đâu không phải là vở cải lương?
A. Thái hậu Dương Vân Nga.
B. Lí thiên thai.
C. Tiếng trống Mê Linh.
D. Chuyện tình Lan và Điệp.
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
=> Giáo án Âm nhạc 12 cánh diều Tiết 21: Hát Người nghỉ tôi về