Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 5 kết nối Chủ đề 4: Chào mùa xuân đến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4: Chào mùa xuân đến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án âm nhạc 5 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4: CHÀO MÙA XUÂN ĐẾN

(15 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Bài hát Duyên dáng mùa xuân có tính chất:

  1. Bay bổng.
  2. Vui nhộn.
  3. Nhịp nhàng.
  4. Trong sáng.

Câu 2: Để thể hiện nốt Đô 2 bằng Ri-coóc-đơ cần bấm lỗ số:   

A. 3 và 4

B. 2 và 4 

C. 1 và 2.

D. 0 và 2

Câu 3: Bài hát Duyên dáng mùa xuân thể hiện:

  1. Sức sống tràn đầy của mùa xuân trong niềm vui của trẻ thơ.
  2. Sự tươi mới của mùa xuân đem lại trong lòng mỗi người.
  3. Niềm tin về một khởi đầu mới vào mùa xuân.
  4. Ước mơ của các em nhỏ về một mùa xuân hạnh phúc.

Câu 4: Tác giả của bài hát Duyên dáng mùa xuân là:

A. Xuân Phương

B. Văn Cao

C. Lê Vinh Phúc.

   D. Quốc Dũng. .

Câu 5: Nhạc sĩ Bét-tô-ven là người nước:

A. Anh

B. Đức

C. Pháp

D. Áo 

Câu 6: Câu hát mở đầu bài hát Duyên dáng mùa xuân là:

  1. Đàn em hát ca bao ngày tháng êm đềm.
  2. Nụ hoa thắm trên môi người tiếng em cười.
  3. Mùa xuân thắm tươi, cỏ cây lá hoa.
  4. Mùa xuân hát ca, thềm xuân bước qua.

Câu 7:  Bài Duyên dáng mùa xuân viết theo nhịp:

  1. 2/4
  2. 2/2
  3. 3/4
  4. 4/4

Câu 8: Cô gái trong Câu chuyện về bản xô-nát Ánh trăng đã chơi bản nhạc nào?

A. Ánh trăng.

B. Mơ-nuy-ết.

C. Giao hưởng số 1

D. Khúc dạo đầu.

Câu 9: Điều tạo nên cảm hứng cho nhạc sĩ Bét-tô-ven sáng tạo nên bản xô-nát Ánh trăng là :

A. Hàng dương liễu

B. Ngôi sao.

C. Ánh trăng.

D. Nhà thờ cổ kính.

Câu 10:  Bét-tô-ven đã mời hai cha con tới đâu?

A. Buổi triển lãm.

B. Buổi hòa nhạc.

 C.Buổi đấu giá.  

D. Buổi phỏng vấn.

 

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là ý đúng khi nói về bài hát Duyên dáng mùa xuân?

  1. Bài hát có tính chất, nhịp điệu bay bổng.
  2. Bài hát có hai lời hát.
  3. Bài hát có nhạc và lời do nhạc sĩ Lê Vinh Phúc viết.
  4. Bài hát được viết dành tặng riêng cho vùng cao.

Câu 2: Bài hát nào không được viết bằng nhịp 2/4?

A. Chim sơn ca.

B. Lí đất giồng

C. Khăn quàng thắp sáng bình minh.

D. Duyên dáng mùa xuân.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Bài Đàn gà con là nhạc của nước nào?

A. Đức.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Mĩ.

Câu 2:  Điều gì từ cô gái đã gợi lên niềm thương cảm của Bét-tô-ven ?

A. Lời thỉnh cầu của cô gái.

B. Cô gái có tài năng âm nhạc.

C. Cô gái có hoàn cảnh nghèo khó.

D. Cô gái bị khiếm thị.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Bét-tô-ven đã vượt lên chính mình khi gặp khó khăn gì trong cuộc sống để trở thành một nhà soạn nhạc thiên tài?

  1. Bị khiếm thị.
  2. Bị khiếm thính.
  3. Không có điều kiện đi học.
  4. Không có đủ tiền mua pi-a-nô.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay