Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 5 kết nối Chủ đề 7: Âm nhạc nước ngoài

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7: Âm nhạc nước ngoài. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI

(15 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Bài hát Đất nước tươi đẹp sao có giai điệu:

  1. A. Nhanh.
  2. Vừa phải.
  3. Chậm rãi.
  4. Nhịp nhàng.

Câu 2: Nhạc cụ nước ngoài là:   

A. Cồng

B. Trống cơm

C. Đàn bầu

D. Trống bát

Câu 3: Bài hát Tuổi hồng ơi thể hiện:

  1. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
  2. Mong ước một cuộc sống tràn ngập niềm vui, hạnh phúc.
  3. Niềm tin của những của người dân về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  4. Ước mơ của các em nhỏ về một tương lai tươi đẹp của đất nước.

Câu 4: Bài hát Đất nước tươi đẹp sao được dịch lời bởi:

A. Phạm Tuyên

B. Đông Thiên Đức

C. Vũ Trọng Tường

   D. Lưu Thiên Hương

Câu 5: Bài hát Đất nước tươi đẹp sao là nhạc của:

A. In-đô-nê-xi-a

B. Ma-lai-xi-a.

C. Phi-líp-pin.

D. Xin-ga-po.

Câu 6:  Câu hát đầu tiên của bài hát Đất nước tươi đẹp sao là:

  1. Vượt khơi bay khắp muôn phương trời.
  2. Biển xanh thấp thoáng bao cánh buồm.
  3. Ngày mai như cánh chim hải âu.
  4. Đẹp sao đất nước như bài thơ.

Câu 7:  Bài hát Đất nước tươi đẹp sao viết theo nhịp:

  1. 3/4
  2. 2/2
  3. 4/4
  4. 3/2

Câu 8: Nhạc cụ gõ có vai trò:

A. Dẫn nhịp

B. Giữ nhịp

C. Tạp nhịp.

D. Thêm nhịp.  

Câu 9: Ngày nay mặt trống được làm từ:

A. Da động vật.

B. Nhựa si-líc.

C. Nhựa po-li-ét-te.

D. Vải ni-lông.

Câu 10:  Tang trống được làm bằng:

  1. Nhựa.
  2. Kim loại.
  3. Vải
  4. Da nhân tạo.

 

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là ý đúng khi nói về trống bát?

  1. Có hình dáng giống với tum và trống két.
  2. Mặt trước được làm bằng da động vật.
  3. Mặt dưới có các dây mắc điều chỉnh.
  4. Mặt trống có độ dày hơn so với trống két.

Câu 2: Đâu không phải nhạc cụ có trong bộ trống?

A. Dùi trống

B. Tum.

C. Xanh-ban.

D. Phách nhịp.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Âm thanh của bộ trống phụ thuộc vào:

  1. Độ mạnh, nhẹ của lực tác động lên bề mặt.
  2. Kích cỡ, chất liệu và vị trí tác động lên bề mặt.
  3. Kích thước, độ rộng của trống.
  4. Kích thước, động rộng và chất liệu của tum.

Câu 2: Bộ trống được coi là hoàn chỉnh khi có :  

  1. Tum, xanh-ban, trống bát, trống két, pe-dan.
  2. Tum, xanh-ban, trống bát, trống két, dùi trống, pe-dan.
  3. Tum, xanh-ban, trống bát, trống két.
  4. Tum, xanh-ban, trống bát, trống két, dùi trống.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Bản nhạc E-xơ-pa-nha Ca-ni là của quốc gia nào?

  1. Bồ Đào Nha.
  2. Tây Ban Nha.
  3. Bra-xin.
  4. Thổ Nhĩ Kì.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay