Phiếu trắc nghiệm Công dân 6 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Một người dân chứng kiến vụ tai nạn giao thông và được cảnh sát hỏi thông tin. Người đó nên làm gì?
A. Kể lại chính xác những gì mình đã thấy.
B. Thêm thắt câu chuyện để làm cho tình huống ly kỳ hơn.
C. Từ chối cung cấp thông tin vì sợ rắc rối.
D. Nói dối để bênh vực người quen.
Câu 2: Mỗi ngày, sau khi đi học về, Minh luôn giúp bố mẹ quét nhà, nấu cơm và tự sắp xếp thời gian học tập hợp lý. Câu tục ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của Minh?
A. “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.”
B. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
C. “Nước đến chân mới nhảy.”
D. “Học ăn, học nói, học gói, học mở.”
Câu 3: Minh là một học sinh giỏi Toán nhưng lại gặp khó khăn trong việc học Văn. Khi giáo viên nhận xét Minh viết văn chưa mạch lạc, cậu cảm thấy buồn và tự ti. Theo em, Minh nên làm gì để tự nhận thức bản thân đúng đắn?
A. Phớt lờ lời nhận xét của giáo viên vì chỉ cần giỏi Toán là đủ.
B. So sánh bản thân với các bạn giỏi Văn để thấy mình kém cỏi và bỏ cuộc.
C. Lắng nghe lời nhận xét của giáo viên, tự đánh giá điểm yếu của mình và lập kế hoạch cải thiện kỹ năng viết.
D. Không quan tâm đến môn Văn vì cho rằng nó không quan trọng.
Câu 4: Trong một buổi thuyết trình, Chi vô tình phát biểu sai một thông tin. Khi phát hiện ra lỗi sai, Chi nên làm gì?
A. Im lặng và mong không ai nhận ra.
B. Thừa nhận lỗi sai và sửa lại cho đúng.
C. Tạo ra một lý do biện minh để che giấu.
D. Đổ lỗi cho nguồn tài liệu mình đọc.
Câu 5: Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng D vẫn cố gắng học tập và đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ. Điều này thể hiện điều gì?
A. D là người tự lập, có ý chí vươn lên.
B. D là người bảo thủ, không cần ai giúp đỡ.
C. D là người ích kỷ, không quan tâm đến gia đình.
D. D là người thụ động, không có kế hoạch.
Câu 6: Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?
A. Cây ngay không sợ chết đứng.
B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
C. Mất lòng trước, được lòng sau.
D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
Câu 7: Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?
A. D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ khi mình bị ốm.
B. K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.
C. Tự giặt quần áo của mình không cần ai nhắc nhở.
D. Nhà H ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.
Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
A. Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân.
B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
C. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình.
D. Tự trách bản thân về những nhược điểm của mình mà không tìm cách khắc phục.
Câu 9: Hành vi thể hiện của người tôn trọng sự thật là:
A. Giả vờ ốm để không phải đi học.
B. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.
C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên Facebook.
D. Làm sai và nhận lỗi với mọi người.
Câu 10: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?
A. Đầu người nào tóc người ấy.
B. Tự lực cánh sinh.
C. Thân tự lập thân.
D. Ăn cháo đá bát.
Câu 11: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một:
A. Giá trị sống cơ bản.
B. Điều tất yếu của con người.
C. Kĩ năng sống cơ bản.
D. Năng lực của cá nhân.
Câu 12: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật?
A. Không ai biết thì không nói sự thật.
B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.
C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.
D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.
Câu 13: Câu tục ngữ: “Thân tự lập thân” nói đến điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thực.
C. Tự lập.
D. Tiết kiệm.
Câu 14: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
A. Người nói thật sẽ mất lòng bạn bè.
B. Thường làm mất lòng người khác.
C. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
D. Cuộc sống trở nên tồi tệ hơn trước.
Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây trái với biểu hiện tính tự lập?
A. Tự tin, tự làm lấy việc của mình.
B. Sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.
C. Luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. Có ý chí phấn đấu, kiên trì trong công việc.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau đây, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về tôn trọng sự thật?
a) Học sinh kể lại đúng sự việc xảy ra khi được thầy cô hỏi.
b) Người dân báo cáo sai sự thật để trốn tránh trách nhiệm.
c) Nhận xét đúng về bạn, dù điều đó có thể khiến mình bị mất lòng.
d) Cố tình che giấu sự thật để có lợi cho bản thân.
Câu 2: Nam là học sinh lớp 7. Mỗi lần làm bài tập về nhà, Nam thường trông chờ vào lời giải từ bạn bè hoặc nhờ anh trai làm giúp. Khi đến lớp, Nam không hiểu bài nên thường bị điểm kém. Thấy vậy, cô giáo đã nhắc nhở và khuyên Nam nên tự làm bài, dù khó cũng nên cố gắng suy nghĩ và hỏi thầy cô khi cần. Sau đó, Nam bắt đầu tự lên kế hoạch học tập, cố gắng tự làm bài tập, và chỉ hỏi khi thật sự cần thiết. Một thời gian sau, điểm số của Nam cải thiện rõ rệt và em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.
Câu hỏi: Trong các nhận xét dưới đây, đâu là nhận xét đúng, đâu là nhận xét sai về hành vi của Nam?
a) Việc trông chờ vào người khác là biểu hiện thiếu tự lập.
b) Thay đổi của Nam thể hiện sự rèn luyện tính tự lập đúng đắn.
c) Học sinh chỉ nên hỏi bạn bè, không cần hỏi thầy cô.
d) Tự lập không có nghĩa là không được hỏi người khác khi gặp khó khăn.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................