Trắc nghiệm bài 12: Quyền trẻ em
Giáo dục công dân 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 12: Quyền trẻ em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
I. NHẬN BIẾT (17 câu)
Câu 1: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm:
A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.
B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em
C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.
D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.
Câu 2: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền
A. phát triển của trẻ em.
B. bảo vệ của trẻ em.
C. sống còn của trẻ em.
D. tham gia của trẻ em.
Câu 3: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?
A. Ba nhóm cơ bản.
B. Bốn nhóm cơ bản.
C. Sáu nhóm cơ bản.
D. Mười nhóm cơ bản.
Câu 4: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền
A. sống còn của trẻ em.
B. phát triển của trẻ em.
C. tham gia của trẻ em.
D. bảo vệ của trẻ em.
Câu 5: Những quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ em thuộc nhóm quyền
A. bảo vệ của trẻ em.
B. phát triển của trẻ em.
C. sống còn của trẻ em.
D. tham gia của trẻ em.
Câu 6: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?
A. Quyền học tập.
B. Quyền vui chơi, giải trí.
C. Quyền phát triển năng khiếu.
D. Quyền đóng thuế thu nhập
Câu 7: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?
A. 1989.
B. 1998.
C. 1986.
D. 1987.
Câu 8: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?
A. Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình.
B. Quyền được lắng nghe những việc liên quan đến mình.
C. Quyền được được kết giao bạn bè.
D. Quyền tự do kinh doanh.
Câu 9: Những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thuộc nhóm quyền
A. bảo vệ của trẻ em.
B. phát triển của trẻ em.
C. tham gia của trẻ em.
D. sống còn của trẻ em.
Câu 10: Ở Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
A. Thứ hai.
B. Thứ nhất.
C. Thứ tư.
D. Thứ ba.
Câu 11: Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của
A. cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
B. cá nhân đó và toàn thể gia đình dòng họ.
C. tất cả các gia đình, nhà trường và xã hội.
D. tất cả các gia đình và tổ chức trong xã hội.
Câu 12: Khi thực hiện quyền trẻ em mỗi gia đình cần phải có trách nhiệm nào dưới đây?
A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
B. Chăm sóc, giáo dục trẻ em.
C. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập.
D. Bắt trẻ em học theo ý cha mẹ.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
B. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
D. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
C. Quản lí và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị xâm hại.
D. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của nhà trường khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
B. Cung cấp dịch vụ an toàn.
C. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.
D. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
II. THÔNG HIỂU (23 câu)
Câu 1: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?
A. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
D. Trẻ em được tiêm phòng vacxin theo qui định của Nhà nước.
Câu 2: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
Câu 3: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?
A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.
B. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật.
C. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước.
D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây là vệc làm không đúng với quyền trẻ em?
A. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
B. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
D. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
Câu 5: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?
A. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
B. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.
C. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
D. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước.
Câu 6: Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em?
A. Tổ chức trại hè cho trẻ em.
B. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
D. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
Câu 7: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?
A. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.
B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân.
Câu 8: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?
A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.
B. Trẻ em khuyết tật được học tại các trường chuyên biệt.
C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
D. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước.
Câu 9: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?
A. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.
B. Trẻ em khuyết tật được học tại các trường chuyên biệt.
C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
D. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật.
Câu 10: Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi nói về quyền của trẻ em?
A. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
B. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị xâm hại.
C. Trẻ em có quyền được tìm hiểu thông tin, viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
D. Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu – nghèo.
Câu 11: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?
A. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.
B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
D. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.
Câu 12: Quyền trẻ em là tất cả
A. những gì trẻ em mong muốn.
B. những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
C. những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
D. trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của cá nhân mình.
Câu 13: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về quyền của trẻ em?
A. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
B. Trẻ em có quyền được bố mẹ đáp ứng mọi yêu cầu mà mình đưa ra.
C. Trẻ được quyền tìm hiểu thông tin, nên bố mẹ phải mua điện thoại mà trẻ thích.
D. Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu – nghèo.
Câu 14: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại.
B. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền.
D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Chăm sóc, giáo dục trẻ em.
B. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập.
C. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.
D. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
Câu 16: Việc làm nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em quyền trẻ em?
A. Bố bạn P không cho P đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.
B. Mẹ bạn N cho N tham gia lớp múa mà bạn thích.
C. Bố mẹ M làm việc vất vả để có tiền nuôi bạn ăn học.
D. Thấy M mồ côi, chú X nhận M làm con nuôi.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Cung cấp dịch vụ an toàn.
B. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.
C. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
Câu 18: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Chú H nhận M làm con nuôi nhưng bắt em phải làm việc nặng nhọc.
B. Bố mẹ bắt M nghỉ học để phụ giúp làm việc nhà giúp gia đình.
C. Bố bạn A không cho bạn đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.
D. H có năng khiếu hội họa nên mẹ H đã cho bạn đi học thêm môn vẽ.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
B. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.
B. Khi con bị khuyết tật, bố mẹ vứt bỏ con cái.
C. Bắt con nuôi phải nghỉ học để làm việc kiếm tiền.
D. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm hại quyền trẻ em.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Tạo điều kiện, khuyến khích cho trẻ học tập, vui chơi.
B. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
Câu 22: Hành vi nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em?
A. T phát biểu ý kiến xây dựng lớp trong giờ sinh hoạt.
B. Bố mẹ vẫn khuyến khích X đi học dù bạn bị khuyết tật.
C. Chị gái thường xuyên xem trộm nhật kí của H.
D. Là con nuôi nhưng G được bố mẹ tạo điều kiện cho ăn học.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
B. Đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện.
C. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập, vui chơi.
D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
III. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm phòng vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền phát triển.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 2: Em A mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông bà B là chủ quán phở nhận nuôi. Hàng ngày em phải làm việc giúp bố mẹ nuôi từ sáng sớm đến tối mịt, trong khi làm không may bị rơi vở đồ thì sẽ bị đánh, hành hạ rất dã man. Vậy hành vi của ông bà B, đã vi phạm nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền phát triển.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 3: Trường THPT X, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ thu hút đông đảo các bạn học sinh tha gia vào những dịp chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn. Các hoạt động học sinh được tham gia đó nói đến nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền phát triển.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 4: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền phát triển.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 5: Vào một buổi trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi của quận H thấy một cháu bé khoảng 3 tuần tuổi bị bỏ rơi trước cửa trung tâm. Khắp người cháu bé bị bầm tím và sưng tấy do bị kiến cắn. Manh mối duy nhất để lại là một mảnh giấy ghi tên và ngày sinh của cháu. Biết bé đã bị cha mẹ bỏ rơi nên cơ sở bảo trợ đã đưa em bé về chăm sóc. Việc đưa em bé vào cơ sở bảo trợ để chăm sóc, thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền phát triển.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
IV. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Khi M học hết tiểu học, thì bố quyết định cho M nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng vì nhà M rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho M được đi học, thì bố M cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Em có suy nghĩ gì về hành động của bố M trong tình huống này?
A. Đồng ý, vì bố mẹ có quyền quyết định mọi việc.
B. Hành động của bố M là sai vi phạm quyền trẻ em.
C. Có thể thông cảm cho hành động của bố M.
D. M nên nghe theo lời bố mẹ mới là đứa con có hiếu.
Câu 2: T (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, T thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của T không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của T... Em có suy nghĩ gì về hành động của bố mẹ T trong tình huống này?
A. Bố mẹ T nói đúng, các hoạt động đó rất mất thời gian.
B. Bố mẹ chỉ muốn tốt cho con, vì vậy T nên nghe theo.
C. Hành động của bố mẹ T là sai vi phạm quyền trẻ em.
D. T nên nghe theo lời bố mẹ dành thời gian cho việc học.
Câu 3: Em H bị lây nhiễm HIV từ mẹ ngay lúc mới chào đời. Khi em lên 2 tuổi, gia đình đưa em đi học ở mẫu giáo. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo đã từ chối tiếp nhận em H vì lý do em có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác.... Hành động của, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo trong tình huống này là
A. đúng, vì bảo vệ các trẻ em khác.
B. có thể thông cảm được.
C. sai, vi phạm quyền trẻ em.
D. hoàn toàn đúng luật.
Câu 4: Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử... Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?
A. Bạn nên cố gắng hơn trong học tập để phát triển bản thân.
B. Không nói gì cả, vì mỗi người có suy nghĩ, lựa chọn riêng
C. Đồng ý với việc làm của bạn, vì bố mẹ bắt học quá nhiều.
D. Đây là việc của gia đình bạn, nên mình không nên xen vào.
Câu 5: Trước kia, nhà bác L không có con nên đã xin M vốn là trẻ mồ côi về làm con nuôi. Thời gian đầu, M được bố mẹ nuôi yêu quý và cưng chiều. Nhưng một vài năm sau, bác L sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế là bao nhiêu tình cảm bác đều dành cho con ruột của mình và coi M giống như một người giúp việc trong nhà. Bao nhiêu việc nặng nhọc bác bắt M phải làm hết, nếu không may làm hư hỏng gì thì sẽ bị đánh đập một cách tàn nhẫn, khiến M rất đau đớn tủi thân…Em có suy nghĩ gì về hành động bố mẹ nuôi của M?
A. Là con nuôi nên bị đối xử vậy cũng là bình thường.
B. Bao nhiêu năm nuôi dưỡng nên phải biết giúp đỡ bố mẹ.
C. Đúng, vì trong giáo dục con có thể dùng roi vọt để đánh.
D. Đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền trẻ em.