Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 19: Khuếch đại thuật toán
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 19: Khuếch đại thuật toán. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử cánh diều
CHỦ ĐỀ 7. ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ
BÀI 19. KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN
(34 Câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 câu)
Câu 1: Khuếch đại thuật toán là:
A. Mạch điện tử tích hợp nhiều tầng khuếch đại dòng xoay chiều, có hệ số khuếch đại rất lớn, có hai đầu vào và một đầu ra
B. Mạch điện tử tích hợp nhiều tầng khuếch đại dòng một chiều, có hệ số khuếch đại rất lớn, có hai đầu vào và một đầu ra
C. Mạch điện tử tích hợp nhiều tầng khuếch đại dòng một chiều, có hệ số khuếch đại rất nhỏ, có hai đầu vào và một đầu ra
D. Mạch điện tử tích hợp nhiều tầng khuếch đại dòng xoay chiều, có hệ số khuếch đại rất nhỏ, có hai đầu vào và một đầu ra
Câu 2: Kí hiệu đầy đủ của mạch khuếch đại thuật toán:
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Một IC khuếch đại có thể có bao nhiêu thuật toán
A. Chỉ có duy nhất một thuật toán
B. Có 2 thuật toán
C. Có 3 thuật toán
D. Có một hoặc nhiều thuật toán
Quan sát hình sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6
Câu 4: Vị trí thứ 1 trong hình về kí hiệu đầy đủ của mạch khuếch đại thuật toán là:
A. Đầu vào không đảo
B. Đầu vào đảo
C. Nguồn dương
D. Đầu ra
Câu 5: Vị trí thứ 2 trong hình về kí hiệu đầy đủ của mạch khuếch đại thuật toán là:
A. Đầu vào không đảo
B. Đầu vào đảo
C. Nguồn dương
D. Đầu ra
Câu 6: Vị trí thứ 3 trong hình về kí hiệu đầy đủ của mạch khuếch đại thuật toán là:
A. Lối vào không đảo
B. Lối vào đảo
C. Nguồn dương
D. Lối ra
Câu 7: Trong mạch khuếch đại đảo, công thức của điện áp sau khuếch đại là:
A.
B.
C.
D.
Câu 9: Trong mạch khuếch đại không đảo, công thức của điện áp sau khuếch đại là:
A.
B.
C.
D.
Câu 10: Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại đảo phụ thuộc vào:
A. Chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào.
B. Độ lớn của điện áp vào.
C. Trị số của các điện trở R1 và R2
D. Độ lớn của điện áp ra.
Câu 11: Trên thực tế, có mấy loại mạch cộng?
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 12: Ứng dụng của mạch so sánh:
A. So sánh điện áp vào với giá trị điện áp ngưỡng
B. So sánh tần số vào với giá trị tần số ra
C. So sánh biên dộ vào với giá trị biên độ ra
D. So sánh các tín hiệu điện trở ở đầu vào
2. THÔNG HIỂU (12 câu)
Câu 1: Khuếch đại thuật toán thực hiện khuếch đại sự chênh lệch giữa điện áp …(1)….. và ……(2)….. sau đó kết quả đưa tới …(3)……..
A. (1) Lối vào không đảo, (2) lối ra, (3) lối vào đảo
B. (1) lối vào đảo, (2) không đảo; (3) lối ra
C. (1) lối ra, (2) lối vào đảo, (3) lối vào không đảo
D. (1) lối ra, (2) lối vào không đảo, (3) lối vào đảo
Câu 2: Đâu không phải là ứng dụng của khuếch đại thuật toán:
A. Khuếch đại đảo
B. Khuếch đại nghịch
C. Cộng đảo
D. Cộng không đảo
Câu 3: Dạng tín hiệu lối vào và lối ra trong hình sau thuộc mạch nào?
A. Khuếch đại đảo
B. Khuếch đại không đảo
C. Cộng đảo
D. Cộng không đảo
Câu 4: Dạng tín hiệu lối vào và lối ra trong hình sau thuộc mạch nào?
A. Khuếch đại đảo
B. Khuếch đại không đảo
C. Cộng đảo
D. Cộng không đảo
Câu 5: Quan sát hình sau và cho biết đây là sơ đồ của mạch nào?
A. Sơ đồ mạch khuếch đại đảo
B. Sơ đồ mạch khuếch đại không đảo
C. Sơ đồ mạch cộng đảo
D. Sơ đồ mạch cộng không đảo
Câu 6: Quan sát hình sau và cho biết đây là sơ đồ của mạch nào?
A. Sơ đồ mạch khuếch đại đảo
B. Sơ đồ mạch khuếch đại không đảo
C. Sơ đồ mạch cộng đảo
D. Sơ đồ mạch cộng không đảo
Câu 7: Quan sát hình sau và cho biết đây là sơ đồ của mạch nào?
A. Sơ đồ mạch khuếch đại đảo
B. Sơ đồ mạch khuếch đại không đảo
C. Sơ đồ mạch cộng đảo
D. Sơ đồ mạch trừ
Câu 8: Tìm phát biểu đúng: Trên kí hiệu của IC khuếch đại thuật toán
A. Ở đầu vào đảo kí hiệu dấu “-”
B. Ở đầu vào không đảo kí hiệu dấu “-”
C. Ở đầu vào không đảo kí hiệu “+”
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 9: Đầu vào không đảo kí hiệu dấu “+” nghĩa là:
A. Tín hiệu đưa đến đầu vào không đảo thì tín hiệu ra ngược dấu với tín hiệu vào.
B. Tín hiệu đưa đến đầu vào không đảo thì tín hiệu ra cùng dấu với tín hiệu vào.
C. Không có ý nghĩa gì, chỉ là kí hiệu ngẫu nhiên
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 10: Tìm phát biểu đúng:
A. Tín hiệu ra sẽ cùng dấu hay ngược dấu tín hiệu vào tùy thuộc tín hiệu đưa vào đầu vào đảo hay không đảo
B. Tín hiệu vào là tín hiệu một chiều, tín hiệu ra là tín hiệu xoay chiều
C. Tín hiệu vào là tín hiệu xoay chiều, tín hiệu ra là tín hiệu một chiều
D. Tín hiệu vào là tín hiệu xoay chiều, tín hiệu ra là tín hiệu xoay chiều
Câu 11: Mạch so sánh sử dụng khuếch đại thuật toán để so sánh điện áp vào (Uvào) với một giá trị điện áp ngưỡng (Un). Các điện áp Uvào và Un có thể được đưa tới các đầu vào đảo hoặc không đảo. Hình dưới đây là một mạch so sánh đảo với Ura = – E. Hãy so sánh Uvào với Un
A. Uvào < Un
B. Uvào = Un
C. Uvào > 2Un
D. Uvào > Un
Câu 12: Khuếch đại thuật toán có hai đầu vào, được kí hiệu là “–” và “+”. Ý nghĩa của các dấu này trên kí hiệu khuếch đại thuật toán là gì?
A. Đầu vào đảo kí hiệu dấu “–” ; đầu vào không đảo kí hiệu dấu “+”.
B. Đầu vào đảo kí hiệu dấu “+” ; đầu vào không đảo kí hiệu dấu “–”.
C. Các kí hiệu này chỉ dành cho mạch khuếch đại đảo.
D. Các kí hiệu này chỉ dành cho mạch khuếch đại không đảo.
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Mạch khuếch đại đảo ở Hình dưới đây có ,
. Hệ số khuếch đại của mạch là:
A.
B.
C.
D.
Câu 2: Mạch trừ ở hình dưới đây có
. Điện áp Ura bằng bao nhiêu nếu Uvào1 = 1V, Uvào 2 = 5V
A Ura = 10V
B. Ura =15V
C. Ura = 20V
D. Ura = 25V
Câu 3: Mạch không đảo ở hình dưới đây có
Điện áp Ura bằng bao nhiêu nếu Uvào1 = 1V, Uvào 2 = 5V
A Ura = 10V
B. Ura = 6V
C. Ura = 8V
D. Ura = 15V
Câu 4: Trong mạch cộng không đảo có hai lối vào, cho U1 = U2 = 3V và R1 = R2 = R3 = Rht = 100. Điện áp ra (Ura ) bằng bao nhiêu?
A Ura = 10V
B. Ura = 6V
C. Ura = 8V
D. Ura = 15V
Câu 5: Trong mạch trừ như hình dưới, cho U1 = 3V; U2 = 5V và R1 = R2 = R3 = R4 = 100. Điện áp ra (Ura) bằng bao nhiêu?
A Ura = 2V
B. Ura = 4V
C. Ura = 8V
D. Ura = 10V
Câu 6: Cho mạch như hình bên với Giá trị Ura là
A. 5 V.
B. -5 V.
C. 3 V.
D. -3 V.
Câu 7: Cho mạch như hình bên với
. Giá trị điện áp ra là:
A. 1 V.
B. 2 V.
C. 3 V.
D. 4 V.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Tại sao nói sự ra đời của khuếch đại thuật toán mà các mạch tổ hợp IC chiếm một vai trò quan trọng trong kĩ thuật mạch điện tử?
A. Vì nhờ sự ra đời của khuếch đại thuật toán mà số lượng các mạch có chức năng khác nhau đã giảm xuống đáng kể.
B. Vì nhờ sự ra đời của khuếch đại thuật toán mà con người tiếp cận với mạch tổ hợp IC gần hơn.
C. Vì nhờ sự ra đời của khuếch đại thuật toán mà các thiết bị điện tử trở nên thông dụng và hiện đại hơn.
D. Cả A, B, C đều đúng
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Khuếch đại thuật toán được ứng dụng trong các mạch điện tử của hầu hết các máy móc, thiết bị điện tử phục vụ sản xuất và đời sống. Chức năng điều khiển trong các máy móc, thiết bị điện tử đó được thực hiện thông qua các mạch khuếch đại thuật toán:
a. Mạch dao động
b. Mạch so sánh
c. Mạch cộng hưởng
d. Mạch khuếch đại
Trả lời:
a) S.
b) Đ.
c) S.
d) Đ.
Câu 2: Mạch so sánh không đảo ở hình dưới đây cho biết:
a. Điện áp vào (Uvào) ở đầu vào không đảo
b. Điện áp ngưỡng (Un) ở đầu vào không đảo
c. Điện áp ra thể hiện kết quả so sánh: Ura = +E nếu Uvào > Un
d. Điện áp ra thể hiện kết quả so sánh: Ura = – E nếu Uvào > Un
Trả lời
a) Đ
b) S.
c) Đ.
d) S.
=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 19: Khuếch đại thuật toán