Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 2: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử cánh diều
CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN
BÀI 2. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN
(31 Câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 câu)
Câu 1: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện có thể được chia thành mất ngành nghề chính?
A. 2 ngành nghề chính
B. 3 ngành nghề chính
C. 4 ngành nghề chính
D. 5 ngành nghề chính
Câu 2: Sản phẩm của thiết kế điện bao gồm:
A. Bản vẽ thiết kế và các tài liệu có liên quan
B. Các máy móc chuyên dụng như: máy quấn dây, máy dập lá thép,…
C. Các thiết bị đóng, cắt và đo lường điện
D. Bản vẽ thiết kế và dụng cụ đo lường điện
Câu 3: Công việc của thiết kế điện:
A. Lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật, chi phí sản xuất thấp; lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo
B. Nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện để lựa chọn vật liệu, thiết kế tính toán các kích thước, thông số của các thiết bị điện
C. Thực hiện kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh
D. Đo kiểm tra, vệ sinh định kì các bộ phận của máy phát điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ, máy biến áp, động cơ điện, tủ điện, đường dây điện,…
Câu 4: Công việc chính trong sản xuất, chế tạo thiết bị điện:
A. Lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật, chi phí sản xuất thấp; lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo
B. Nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện để lựa chọn vật liệu, thiết kế tính toán các kích thước, thông số của các thiết bị điện
C. Thực hiện kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh
D. Đo kiểm tra, vệ sinh định kì các bộ phận của máy phát điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ, máy biến áp, động cơ điện, tủ điện, đường dây điện,…
Câu 5: Công việc của ngành lắp đặt điện:
A. Lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật, chi phí sản xuất thấp; lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo
B. Nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện để lựa chọn vật liệu, thiết kế tính toán các kích thước, thông số của các thiết bị điện
C. Thực hiện kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh
D. Đo kiểm tra, vệ sinh định kì các bộ phận của máy phát điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ, máy biến áp, động cơ điện, tủ điện, đường dây điện,…
Câu 6: Công việc của ngành bảo dưỡng, sửa chữa điện:
A. Lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật, chi phí sản xuất thấp; lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo
B. Nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện để lựa chọn vật liệu, thiết kế tính toán các kích thước, thông số của các thiết bị điện
C. Thực hiện kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh
D. Đo kiểm tra, vệ sinh định kì các bộ phận của máy phát điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ, máy biến áp, động cơ điện, tủ điện, đường dây điện,…
Câu 7: Công việc thiết kế điện thường được thực hiện bởi:
A. Kĩ sư điện
B. Thợ cơ khí điện
C. Thợ lắp ráp
D. Thợ lắp đặt
Câu 8: Công việc vận hành thường được thực hiện bởi:
A. Kĩ sư điện
B. Thợ cơ khí điện
C. Thợ lắp ráp
D. Thợ lắp đặt
Câu 9: Sửa chữa điện bao gồm công việc nào sau đây?
A. Hiệu chỉnh các thiết bị điện khi có sai số
B. Thay thế các thiết bị hư hỏng
C. Kiểm tra các thông số kĩ thuật
D. Vệ sinh các thiết bị điện tránh xảy ra sự cố
Câu 10: Sản xuất, chế tạo các thiết bị điện là:
A. Quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế điện
B. Thực hiện kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh
C. Những thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị điện và hệ thống điện
D. Công việc được thực hiện định kì hoặc khi có sự cố trong hệ thống điện
Câu 11: Bảo dưỡng, sửa chữa điện là:
A. Quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế điện
B. Thực hiện kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh
C. Những thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị điện và hệ thống điện
D. Công việc được thực hiện định kì hoặc khi có sự cố trong hệ thống điện
Câu 12: Vận hành điện là:
A. Quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế điện
B. Thực hiện kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh
C. Những thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị điện và hệ thống điện
D. Công việc được thực hiện định kì hoặc khi có sự cố trong hệ thống điện
2. THÔNG HIỂU (13 câu)
Câu 1: Đâu không phải là ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện
A. Thiết kế điện
B. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện
C. Kinh doanh thiết bị điện
D. Vận hành điện
Câu 2: Công việc thiết kế điện không được thực hiện tại đâu:
A. Các viện nghiên cứu
B. Các trường đại học
C. Các công ty chế tạo thiết bị điện
D. Các phòng triển lãm nghệ thuật
Câu 3: Bảo dưỡng điện không bao gồm công việc nào sau đây?
A. Kiểm tra tìm nguyên nhân, xác định thiết bị sự cố
B. Kiểm tra các thông số kĩ thuật
C. Hiệu chỉnh các thiết bị điện khi có sai số
D. Vệ sinh các thiết bị điện tránh xảy ra sự cố
Câu 4: Công việc nào sau đây không thuộc ngành kĩ thuật điện:
A. Thiết kế điện
B. Tiêu thụ điện
C. Sản xuất và chế tạo thiết bị điện
D. Lắp đặt điện, vận hành điện
Câu 5: “Đo kiểm tra, vệ sinh định kì các bộ phận của máy phát điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ, máy biến áp, động cơ điện, tủ điện, đường dây điện,… trong hệ thống điện, điện công nghiệp, điện dân dụng” là công việc của ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?
A. Thiết kế điện
B. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện
C. Lắp đặt điện
D. Bảo dưỡng, sửa chữa điện
Câu 6: Thợ lắp ráp và thợ cơ khí thường làm công việc nào?
A. Thiết kế điện
B. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện
C. Vận hành điện
D. Bảo dưỡng, sửa chữa điện
Câu 7: Công việc nào thường được tiến hành trên máy tính với các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng?
A. Thiết kế điện
B. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện
C. Lắp đặt điện
D. Bảo dưỡng, sửa chữa điện
Câu 8: Công việc nào thường điện hỗ trợ bởi các thiết bị đo lường?
A. Thiết kế điện
B. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện
C. Lắp đặt điện
D. Vận hành điện
Câu 9: Việc chẩn đoán lỗi, xác định thiết bị gặp sự cố trong hệ thống điện là công việc của ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?
A. Thiết kế điện.
B. Chế tạo thiết bị điện.
C. Lắp đặt điện.
D. Bảo dưỡng và sửa chữa điện.
Câu 10: Ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện là
A. thiết kế, chế tạo cơ khí.
B. thiết kế, xây dựng công trình dân dụng.
C. thiết kế, chế tạo thiết bị điện.
D. thiết kế, thi công nội thất.
Câu 11: Các kĩ sư điện, thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện thực hiện công việc trong xưởng sản xuất, chế tạo máy biến áp thuộc ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?
A. Vận hành điện.
B. Thiết kế điện.
C. Lắp đặt điện.
D. Sản xuất thiết bị điện.
Câu 12: Quan sát các hình ảnh sau và cho biết hình ảnh nào thuộc ngành nghề sản xuất, chế tạo thiết bị điện?
A.
B.
C.
D.
Câu 13: Công việc kiểm tra tìm nguyên nhân và sửa chữa hoặc thay thế thiết bị điện bị hỏng hóc cần được thực hiện bởi các kĩ sư điện, thợ điện thuộc ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?
A. Sửa chữa điện.
B. Lắp đặt điện.
C. Sản xuất thiết bị điện.
D. Thiết kế điện.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: “Tạo lõi thép dẫn từ bằng các lá thép kĩ thuật điện (dập và ép là thép) là công nghệ sử dụng trong sản xuất sản phẩm nào dưới đây:
A. Nồi cơm điện
B. Máy biến áp
C. Máy sấy tóc
D. Xe đạp điện
Câu 2: Công việc nào sau đây không phải thực hiện trên địa hình phức tạp, môi trường khắc nghiệt
A. Thiết kế điện
B. Vận hành
C. Lắp đặt điện
D. Bảo dưỡng, sửa chữa điện
Câu 3: “Kéo dây điện trong khu dân cư, các công tơ điện cho từng hộ gia đình” là ví dụ về công việc nào trong lắp đặt điện?
A. Lắp đặt máy phát điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ trong các nhà máy điện
B. Lắp đặt điện dân dụng phục vụ đời sống
C. Lắp đặt hệ thống cung cấp điện cho nhà máy, xí nghiệp
D. Lắp đặt máy biến áp trong các trạm biến áp
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Một người tốt nghiệp đại học, có kĩ năng sử dụng thành thạo các phần mềm Autocard, thiết kế điện,... và các phầm mềm ứng dụng trong công tác quản lí thiết kế điện thì phù hợp với công việc gì?
A. Kĩ sư thiết kế điện.
B. Kĩ thuật viên thiết kế điện
C. Kĩ thuật viên vận hành điện
D. Kĩ sư bảo dưỡng và sửa chữa điện
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Sản xuất, chế tạo các thiết bị điện là quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế điện. Những đặc điểm nào sau đây là đúng với ngành nghề sản xuất, chế tạo thiết bị điện
a. Công việc chính trong sản xuất, chế tạo thiết bị điện là lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật, chi pí sản xuất thấp
b. Công việc sản xuất, chế tạo thiết bị điện do các kĩ sư điện, thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện thực hiện tại các công ty tư vấn điện, nhà máy phát điện
c. Thiết bị hỗ trợ trong quá trình sản xuất, chế tạo thiết bị điện là các dụng cụ cầm tay, máy móc chuyên dụng như: máy quấn dây, máy dập lá thép, máy cắt gọt kim loại
d. Khi sản xuất, chế tạo thiết bị điện cần đảm bảo cân bằng công suất của nguồn điện và công suất tiêu thụ của tải điện khi nguồn và tải không cân đối
Trả lời:
a) Đ.
b) S.
c) Đ.
d) S.
Câu 2: Lắp đặt điện là thực hiện kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh. Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về ngành nghề lắp đặt điện
a. Các công việc trong lắp đặt điện thường được tiến hành trên máy tính với các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng
b. Một trong những công việc của ngành nghề lắp đặt điện là lắp đặt máy biến áp, tủ điện bên sơ cấp và thứ cấp, kéo và căng cáp, lắp đặt sứ cách điện,… trong các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối
c. Công việc lắp đặt điện thường được thực hiện bởi các kĩ sư điện và thợ lắp đặt
d. Công việc lắp đặt điện cần được thực hiện thường xuyên và định kì để đảm bảo an toàn điện
Trả lời
a) S.
b) Đ.
c) Đ.
d) S.