Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 4: Cấu trúc hệ thống điện quốc gia

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Cấu trúc hệ thống điện quốc gia. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử cánh diều

CHỦ ĐỀ 2: HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

BÀI 4. CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

(34 Câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Hệ thống điện quốc gia có mấy thành phần?

A. 1                        

B. 2                        

C. 3                        

D. 4

Câu 2: Hệ thống điện quốc gia có thành phần nào sau đây

A. Nguồn điện, các lưới điện, các thiết bị điện           

B. Các lưới điện, các thiết bị điện, tải điện 

C. Các hộ tiêu thụ điện, các lưới điện, các thiết bị điện                              

D. Nguồn điện, các lưới điện, tải điện

Câu 3: Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện được đưa lên: 

A. Lưới điện truyền tải 

B. Lưới điện phân phối 

C. Tải điện 

D. Nhà máy điện 

Câu 4: Từ lưới điện truyền tải, điện năng được đưa tới tải điện qua: 

A. Lưới điện truyền tải 

B. Lưới điện phân phối 

C. Tải điện 

D. Nhà máy điện 

Câu 5: Nguồn điện là:

A. Tập hợp các thiết bị và phần mềm để giám sát và điều khiển lưới điện 

B. Các thiết bị tiêu thụ điện, biến điện năng thành các dạng năng lượng khác 

C. Thiết bị điều phối và đảm bảo an toàn hệ thống truyền tải điện 

D. Các nhà máy điện như thủy điện, nhiệt điện, điện gió,…

Câu 6: Tải tiêu thụ là:

A. Tập hợp các thiết bị và phần mềm để giám sát và điều khiển lưới điện 

B. Các thiết bị tiêu thụ điện, biến điện năng thành các dạng năng lượng khác 

C. Thiết bị điều phối và đảm bảo an toàn hệ thống truyền tải điện 

D. Các nhà máy điện có công suất phát điện khác nhau, phương pháp sản xuất điện khác nhau như thủy điện, nhiệt điện,... đấu nối vào lưới điện thông qua trạm biến áp 

Câu 7: Lưới điện bao gồm: 

A. Các đường dây truyền tải điện và các thiết bị điện 

B. Các đường dây truyền tải điện và các trạm điện 

C. Trạm biến áp và trạm đóng cắt 

D. Trạm biến áp và các thiết bị điện 

Câu 8: Trong hệ thống điện quốc gia, tải điện được chia thành mấy loại chính?

A. 1                       

B. 2                                  

C. 3                        

D. 4

Câu 9: Một hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và tải điện được liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất trong phạm vi cả nước là 

A. hệ thống điện khu vực. 

B. hệ thống điện sinh hoạt. 

C. hệ thống điện quốc gia. 

D. hệ thống điện sản xuất.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia có vai trò 

A. sản xuất ra điện năng từ các dạng năng lượng khác nhau. 

B. truyền tải điện năng từ nguồn điện đến tải điện. 

C. tiêu thụ điện năng được sản xuất ra từ các nguồn điện. 

D. phân phối điện năng từ lưới truyền tải điện đến tải điện. 

Câu 2: Vai trò của lưới điện 

A. Sản xuất ra điện năng từ các dạng năng lượng khác nhau 

B. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các tải điện trong hệ thống điện quốc gia 

C. Biến điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau để phục vụ cho sản xuất và đời sống 

D. Cấp điện trực tiếp cho hệ thống tải 

Câu 3: Vai trò của tải điện 

A. Sản xuất ra điện năng từ các dạng năng lượng khác nhau 

B. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các tải điện trong hệ thống điện quốc gia 

C. Biến điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau để phục vụ cho sản xuất và đời sống 

D. Cấp điện trực tiếp cho hệ thống tải 

Câu 4: Đâu không phải là vai trò của lưới điện truyền tải

A. Liên kết các nhà máy điện thành một hệ thống nguồn thống nhất 

B. Cấp điện trực tiếp cho hệ thống tải 

C. Điều phối công suất của các nhà máy điện 

D. Phân bố công suất cho lưới điện phân phối của hệ thống điện theo nhu cầu của tải 

Câu 5: Hạ áp là: 

A. Cấp điện áp đến 1kV                                   

B. Cấp điện áp từ 1kV đến 35kV

C. Cấp điện áp từ trên 35kV đến 220kV          

D. Cấp điện áp trên 220kV

Câu 6: Trung áp là: 

A. Cấp điện áp đến 1kV                                   

B. Cấp điện áp từ 1kV đến 35kV

C. Cấp điện áp từ trên 35kV đến 220kV          

D. Cấp điện áp trên 220kV

Câu 7: Cao áp là: 

A. Cấp điện áp đến 1kV                                   

B. Cấp điện áp từ 1kV đến 35kV

C. Cấp điện áp từ trên 35kV đến 220kV          

D. Cấp điện áp trên 220kV

Câu 8: Siêu áp là: 

A. Cấp điện áp đến 1kV                                   

B. Cấp điện áp từ 1kV đến 35kV

C. Cấp điện áp từ trên 35kV đến 220kV          

D. Cấp điện áp trên 220Kv

Câu 9: Lưới điện trong hệ thống điện quốc gia có cấp điện áp 220 kV và 500 kV được gọi là 

A. lưới điện phân phối. 

B. lưới điện hạ áp. 

C. lưới điện truyền tải. 

D. lưới tải điện. 

Diagram of a diagram of a power plant

Description automatically generated with medium confidenceCâu 10: Cho sơ đồ lưới điện phân phối có điện áp 110 kV như hình bên, thiết bị số 2 là 

A. máy biến áp 110/22 kV. 

B. máy biến áp 110/6 KV. 

C. máy biến áp 22/6 kV. 

D. máy biến áp 22/0,4 kV. 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Với hệ thống điện Việt Nam, lưới điện truyền tải có cấp điện áp là bao nhiêu?

A. 220kV và 500 kV                                        

B. 110kV 

C. 35kV và 22kV                                  

D. 6kV và 0,4kV

Câu 2: Lưới điện phân phối có cấp điện áp là bao nhiêu?

A. Trên 110kV                                      

B. Từ 110kV trở xuống

C. Trên 220kV                                      

D. Từ 220kV trở xuống

Câu 3: Hệ thống điện quốc gia là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên

A. miền Bắc.          

B. miền Trung.       

C. miền Nam.                   

D. toàn quốc

Câu 4: Các nhà máy sản xuất điện thường phân bố ở:

A. Vùng nông thôn                                

B. Khu tập trung đông dân cư

C. Ở các thành phố lớn                          

D. Khu không tập trung dân cư và đô thị         

Quan sát sơ đồ một hệ thống điện quốc gia, trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 10 

A diagram of a power plant

Description automatically generated

Câu 5: Lưới truyền tải có cấp điện áp: 

A. 220kV                          

B. 110kV               

C. 22kV                 

D. 0,4kV

Câu 6: Cho biết các cấp của lưới điện phân phối 

A. 220kV, 110kV, 22kV                                  

B. 220kV, 110kV 

D. 10,5kV, 110kV, 22kV                                 

D. 110kV, 22kV, 0,4kV

Câu 7: Các đường dây truyền tải và phân phối điện có mấy cấp điện áp? 

A. 2                                  

B. 3                        

C. 4                        

D. 5

Câu 8: Trạm tăng áp có trong sơ đồ: 

A. Từ 22kV lên 220kV và từ 22kV lên 110kV                               

B. Từ 0,4 kV lên 22kV và từ 22kV lên 110kV 

C. Từ 0,4kV lên 110kV và từ 22kV lên 110kV                                                             

D. Từ 0,4 kV lên 22kV và từ 22kV lên 110kV 

Câu 9: Trạm giảm áp có trong sơ đồ: 

A. 22/220 kV ; 220/110 kV; 110/22 kV           

B. 220/110 kV; 110/22 kV; 22/0,4 kV

C. 220/110kV, 22/110 kV; 10,5/110 kV          

D. 220/110kV, 22/110 kV, 10,5/110 kV

Câu 10: Tải tiêu thụ được nối với mạng điện 

A. Hạ áp 22 kV                                                

B. Tăng áp 110 kV 

C. Hạ áp 0,4 kV                                               

D. Tăng áp 220kV

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hệ thống điện nước ta được chia thành ba hệ thống điện độc lập trong khoảng thời gian nào?

A. Sau năm 1994                                   

B. Trước năm 1994

C. Hiện nay                                           

D. Không xác định

Câu 2: Đường dây truyền tải điện năng Bắc – Nam 500kV xuất hiện với chiều dài khoảng:

A. 1 487 km           

B. 1 478 km            

C. 1 487 m              

D. 1 478 m

Câu 3: Đường dây truyền tải điện năng Bắc – Nam 500kV xuất hiện vào thời gian nào:

A. Trước năm 1994

B. Tháng 5/1994

C. Ngay từ khi đất nước ta sản xuất ra điện.

D. Chưa xuất hiện

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia. Hệ thống điện quốc gia gồm có nguồn điện (các nhà máy điện), lưới điện và tải điện (tải tiêu thụ). Mỗi thành phần trong hệ thống điện quốc gia có vai trò khác nhau như: 

a. Nguồn điện có vai trò sản xuất ra điện năng từ các dạng năng lượng khác nhau. 

b. Lưới điện có vai trò biến điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau phục vụ sản xuất và đời sống. 

c. Lưới điện có vai trò truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến tải điện (tải tiêu thụ). 

d. Tải điện có vai trò nhận điện năng từ lưới điện truyền tải để cấp điện trực tiếp cho thiết bị điện.

Trả lời:

a) Đ.

b) S.

c) Đ.

d) S.

Câu 2: Lưới điện của hệ thống điện quốc gia gồm các đường dây truyền tải điện và các trạm điện. Vai trò của lưới điện là: 

a. Lưới điện giúp truyền tải điện năng từ các tải điện đến các nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia 

b. Lưới điện truyền tải, với điện áp 220kV và 500kV có vai trò quan trọng trong liên kết các nhà máy điện thành một hệ thống nguồn thống nhất, điều phối công suất của các nhà máy điện và phân bố công suất cho lưới điện phân phối của hệ thống điện theo nhu cầu của tải 

c. Lưới điện phân phối nhận điện năng từ lưới điện truyền tải, chuyển đổi điện áp ra từ 110kV xuống 0,4kV (110kV, 35kV, 22kV, 6kV và 0,4kV) để cấp điện trực tiếp cho hệ thống tải 

d. Lưới điện biến điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau để phục vụ cho sản xuất và đời sống. 

Trả lời

a) S.

b) Đ.

c) Đ.

d) S.

=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 4: Cấu trúc hệ thống điện quốc gia

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay