Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối Bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC
BÀI 2: TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC
(15 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Những vấn đề cần tôn trọng về sự khác biệt của người khác là:
- Đặc điểm các nhân.
- Hành vi trái pháp thuật.
- Hành vi gây rối trật tự xã hội.
- Hành vi thiếu văn minh.
Câu 2: Để thể hiện sự tôn trọng khác biệt của người khác em nên:
- Mua các sản phẩm do người khuyết tật bán.
- Tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
- Lên án những hành vi phân biệt đối xử.
- Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về điểm khác biệt.
Câu 3: Biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác là:
- Cô lập người có điểm khác biệt.
- Bàn tán về điểm khác biệt đó.
- Thường xuyên đề cập về điểm khác biệt đó.
- Chấp nhận và không kì thị những khác biệt đó.
Câu 4: Em đồng ý với ý kiến về việc tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- Chỉ công nhận những người có hình thể đẹp, hoàn chỉnh.
- Chỉ nên chơi với các bạn có cùng hoàn cảnh với mình.
- Các bạn nữ không nên chơi cùng với các bạn nam.
- Sự khác biệt của mỗi người tạo nên sắc màu đa dạng cho cuộc sống.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- Tâm thường xuyên từ chối tham gia các hoạt động tập thể vì bạn bè hay nói những lời không hay về hình thể của mình.
- Vân luôn tự ti vì các bạn chê mình bị ngọng và không chơi cùng.
- Vì Vân thích chơi violin nên bạn không ủng hộ em gái chơi vì sợ ảnh hưởng đến học tập.
- Mỗi lần bị các bạn trêu chọc vì vóc dáng nhỏ bé, Tân đều được Phong đứng ra bênh vực.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về lí do cần tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- Nâng cao được vị thế của mình trong cộng đồng và nhận được lời cảm ơn của người được giúp đỡ.
- Tạo được sự tin tưởng, ca ngợi của mọi người khi bản thân có lối sống lành mạnh, văn minh.
- Thể hiện sự cao thượng, phẩm chất tốt đẹp cả bản thân trong mắt mọi người xung quanh.
- Thể hiện sự văn minh của bản thân đồng thời giúp cho mọi người có cuộc sống hòa hợp, giá trị hơn.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- Soi xét những điểm khác biệt.
- Trêu chọc điểm khác biệt với mọi người.
- Nhìn nhận một cách khách quan, sử dụng cách hành xử văn minh.
- Lấy điểm khác biệt để làm chủ đề bàn tán
Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phải lí do cần tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- Thể hiện sự nhân văn của bản thân, cộng đồng.
- Nhận được sự biết ơn của mọi người.
- Chấp nhận sự đa dạng, phong phú trong cuộc sống.
- Tạo nên sự đặc sắc đối với mỗi cá nhân.
Câu 5: Các bạn bầu ban cán sự lớp, có bạn cho rằng chỉ nên bầu các bạn nam vì các bạn nam có sức khỏe tốt, thích hợp hơn các bạn nữ. Ý kiến này thể hiện điều gì?
- Thể hiện sự phân biệt về giới tính, thể chất của các bạn nữ.
- Thể hiện sự phân biệt về giới tính của các bạn nữ.
- Thể hiện sự phân biệt về sức khỏe về thể chất và tinh thần của các bạn nữ.
- Thể hiện sự phân biệt về tuổi tác và giới tính của các bạn nữ.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- Chấp nhận những khác biệt và giúp điều đó trở nên bình thường đối với mọi người.
- Bài trừ những điểm khác biệt và chỉ chấp nhận những điểm chung.
- Nói lời đồng cảm, động viên, chia sẻ những điểm khác biệt với nhau.
- Quan tâm, giúp đỡ để điểm khác biệt đó trở thành một điểm mạnh và nét riêng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Từ trái nghĩa với từ khác biệt là từ nào?
- Khác lạ.
- Tương đồng.
- Khác biệt.
- Dị biệt.
Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự kính trọng là:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Kính trên nhường dưới.
- Miếng trầu là đầu câu chuyện.
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- Mai đang chơi với một nhóm bạn thì thấy Lâm đi qua. Mia định rủ Lâm chơi cùng thì một bạn trong nhóm nói “Chơi với Hà làm gì! Bạn ấy nhút nhát lắm”.
- Lan và Hoa cùng tham gia đội văn nghệ của trường. Lan nói rằng sau này muốn trở thành nghệ nhân quan họ thì Hoa che bai vì cho rằng Lan hát không hay.
- Cuối tuần, hai chị em Minh được mẹ đưa đi mua quần áo dịp tết. Thấy chị chọn chiếc áo màu hồng Minh cho rằng chị không phù hợp với nó.
- Lớp em có một bạn khuyết tật phải ngồi xe lăn nhưng các bạn hòa nhập và luôn giúp đỡ bạn trong cuộc sống và học tập.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Trong chuyến du lịch ở vùng cao, Hùng chăm chú nhìn các bạn dân tộc thiểu số và nói “ Tớ thấy các bạn kia ăn mặc lạ quá, không đẹp chút nào”. Nếu em ở đó em sẽ nói gì với bạn?
- Em sẽ cùng các bạn tránh xa những bạn có cách ăn mặc lạ lùng đó để không bị nhầm lẫn với nhau.
- Em sẽ giải thích cho bạn đó là trang phục truyền thống của dân tộc, mang nét đẹp về thẩm mĩ và văn hóa riêng của người dân nơi đây vì vậy chúng ta nên tôn trọng điều này.
- Em sẽ cùng các bạn bàn tán về cách ăn mặc lạ thường của các bạn dân tộc trước mặt các bạn đó.
- Em sẽ rủ các bạn khác cùng không đến gần và giao tiếp với các bạn dân tộc đó.
Câu 2: Thái có cơ thể mập mạp nên khi các gọi bạn gọi vào sân đá bóng, bạn sợ mình chạy không nhanh sẽ khiến đội bị thua. Thấy vậy, Minh nói “Đừng lo! Bạn có thể di chuyển không nhanh nhưng có khả năng tranh chấp tốt hơn bọn tớ.” Câu nói của Minh thể hiện điều gì?
- Thể hiện sự tôn trọng, nhìn nhận mặt tích cực của sự khác biệt mà bạn có.
- Thể hiện sự đồng cảm, trân trọng những đóng góp của bạn cho đội.
- Thể hiện sự nhiệt tình, chân thành trong tình bạn.
- Thể hiện sự quan tâm, sẻ chia những khó khăn với bạn.
=> Giáo án Đạo đức 5 kết nối Bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác