Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối Bài 5: Bảo vệ môi trường sống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ môi trường sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG

BÀI 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG

(15 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Các loại môi trường sống là:

  1. Nước, trong đất, trên cạn, sinh vật.
  2. Đất, nước, không khí, sinh vật.  
  3. Không khí, trên cạn, dưới nước.
  4. Sinh vật, dưới nước, đất.

Câu 2: Môi trường gồm oxi, nitơ, cacbonic... cung cấp sự sống cho các loài sinh vật trên Trái Đất là:

  1. Môi trường nước.
  2. Môi trường không khí.
  3. Môi trường trên cạn.
  4. Môi trường sinh vật.

Câu 3:  Biểu hiện của việc bảo vệ môi trường sống là:

  1. Xả nước thải ra sông, suối.
  2. Đốt bếp than, củi.
  3. Vứt rác nơi công cộng.
  4. Trồng cây xanh.

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến về việc bảo vệ môi trường sống nào?

  1. Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của người thực thi công vụ.
  2. Không cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống nếu không liên quan đến khu vực mình sinh sống.
  3. Trẻ em không đủ khả năng để bảo vệ môi trường sống.
  4. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về bảo vệ môi trường sống?

  1. Việc bảo vệ môi trường sống luôn đi đôi với việc xuất hiện những vấn đề về môi trường mới khác.
  2. Nhà nước, chính quyền quản lí là nhân tố chính để bảo vệ môi trường sống cho người dân.
  3. Những người bảo vệ môi trường sống chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng nơi mình sinh sống.
  4. Bảo vệ  môi trường sống giúp đem lại cuộc sống  khỏe mạnh, an toàn không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.  

 Câu 2: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về lí do cần bảo vệ môi trường sống?

  1. Không bảo vệ môi trường sống là hành vi vi phạm pháp luật.
  2. Chúng  ta được giáo dục từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần bảo vệ môi trường.
  3. Không chỉ học sinh mà cả xã hội cần phải tham gia các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường.
  4. Bảo vệ môi trường sống giúp cho khu vực  sinh sống thêm trong lành, an toàn, chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách bảo vệ môi trường sống?

  1. Trồng và chăm sóc cây xanh.  
  2. Phân loại rác thải trước khi xử lí.
  3. Chỉ giữ vệ sinh khu vực nhà mình.
  4. Giữ trật tự nơi công cộng.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phải bảo vệ môi trường?

  1. An thường xem phim, đọc sách về việc bảo vệ môi trường.
  2. Giang thả cả túi ni-lông đựng cá xuống sông vào ngày 23 tháng Chạp.  
  3. Sau khi phun thuốc trừ sâu bố bạn Nam xử lí vỏ chai đúng theo quy định.
  4. Gia đình Bình sử dụng bếp điện từ thay vì dùng bếp than.

Câu 5: Người biết bảo vệ môi trường sống có biểu hiện nào?

  1. Nhắc nhở những người có hành vi làm ô nhiễm môi trường.  
  2. Thực hiện việc bảo vệ môi trường khi được nhắc nhở.
  3. Có ý thức ghi nhận những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
  4. Có thái độ gay gắt khi hành vi không bảo vệ môi trường xuất hiện.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?

  1. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.
  2. Trồng rau sử dụng phân bón hữu cơ.
  3. Tiếng ồn của các loại động cơ.
  4. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là gì?

  1. Tự nhiên.
  2. Môi trường.  
  3. Thiên nhiên.
  4. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về việc bảo vệ môi trường?

  1. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
  2. Nhà sạch thì mát/ Bát sạch ngon cơm.
  3. Nước chảy đá mòn.
  4. Người ta là hoa đất.

Câu 3: Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

  1. Đốt rừng để làm nương rẫy.
  2. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống.
  3. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền.
  4. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trách nhiệm của cá nhân khi gây ra sự cố môi trường là gì?

  1. Phải di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nơi có dân cư.
  2. Phải có trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
  3. Phải thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
  4. Phải nộp phạt cho chính quyền sở tại hoặc tổ chức quản lí môi trường của địa phương.

Câu 2: Nhà máy xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

  1. Chính quyền địa phương.
  2. Trưởng thôn.
  3. Trưởng công an xã.
  4. Gia đình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay