Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối Bài 7: Phòng, tránh xâm hại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Phòng, tránh xâm hại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

BÀI 7: PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

(15 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1:  Hành vi xâm hại là:

  1. Hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
  2. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý.
  3. Là hành vi gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán.
  4. Là các hành vi gây thương tổn.

Câu 2: Hành vi nào trong các hành vi dưới đây xâm hại trẻ em ?

  1. Chăm sóc, yêu thương trẻ em.
  2. Quan tâm đến sức khỏe tinh thần trẻ.
  3. Lăng mạ, xúc phạm.
  4.  Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tốt.

Câu 3:  Để phòng tránh bị xâm hại tình dục, em nên làm gì?

  1. Đồng ý tham gia các hoạt động không an toàn.
  2. Chia sẻ mật khẩu và tài khoản truy cập với bạn bè.
  3. Tin tưởng người lạ và chia sẻ thông tin cá nhân với họ.
  4. Tự tìm hiểu và biết cách đề phòng tình huống nguy hiểm.

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến về phòng, tránh xâm hại nào?

  1. Chỉ có trẻ em gái là nạn nhân của xâm hại.
  2. Chỉ người lạ mới xâm hại trẻ em.
  3. Thủ phạm xâm hại thường là người mà trẻ em biết rõ.  
  4. Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi các hình thức xâm hại.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về hậu quả của việc xâm hại trẻ?

  1. Xây dựng mối quan hệ tình cảm và tin tưởng với người khác.
  2. Tăng sự tương tác và giao tiếp xã hội giữa mọi người.
  3. Tạo ra môi trường an toàn cho người bị xâm hại.
  4. Làm tổn thương tình cảm và tâm lý người bị xâm hại.

 Câu 2: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về cách phòng, chống xâm hại?

  1. Gửi hình ảnh riêng tư của mình cho người khác.
  2. Tin tưởng người lạ và gặp gỡ họ một mình.
  3. Chia sẻ tài khoản truy cập với bạn bè.
  4. Tránh tiếp xúc với những người lạ trên mạng xã hội.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hành vi xâm hại trẻ?

  1. Mỗi khi có khó khăn trong công việc mẹ thường cáu gắt và mắng em.
  2. Bạn bè thường trêu chọc em là đần, béo ú khiến em mất tự tin.
  3. Bác sĩ bảo trẻ cởi áo để khám ngực khi có cả mẹ ở đó.
  4. Chú hàng xóm thường cố tình sờ vào người khiến em không thoải mái.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phải hành vi xâm hại trẻ?

  1. Chạm vào vùng nhạy cảm của trẻ khác mà không được cho phép.
  2. Nói lời động viên và khích lệ trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
  3. Chia sẻ hình ảnh nhạy cảm và nói những lời lẽ không phù hợp với trẻ.
  4. Yêu cầu trẻ xem và đọc các nội dung không phù hợp với lứa tuổi.

Câu 5: Khi em nhận thấy mình có nguy cơ bị xâm hại tình dục, em nên làm gì?

A.. Nói chuyện với bố mẹ để cùng tìm cách giải quyết.

  1. Giữ bí mật và không nói cho ai biết.
  2. Nói chuyện với bạn bè và cùng nhau tìm cách giải quyết.
  3. Đối mặt và trả đũa người đã xâm hại.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải cách để em phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại?

  1. Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh và ứng phó.
  2. Run sợ, khóc lóc, giữ kín chuyện.
  3. Kêu lớn để người khắc biết và giúp đỡ.
  4. Gọi cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đâu là nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ bị xâm hại?

  1. Trẻ được trang bị và luyện tập các kĩ năng bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại.
  2. Gia đình, cha mẹ chưa đủ quan tâm đến con cái cũng như còn thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em.
  3. Trường học làm tốt công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
  4. Trẻ nhận diện được các nguy cơ tiềm ẩn về xâm hại xung quanh mình và có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Câu 2: Khi phát hiện hành vi xâm hại trẻ em, em nên làm gì?

  1. Không quan tâm vì đó không phải việc của mình.
  2. Tìm kiếm ngay sự giúp đỡ từ người lớn để ngăn chặn hành vi đó.
  3. Trực tiếp đứng ra bảo vệ người bị xâm hại.
  4. Ghi lại hành vi xâm hại để làm bằng chứng.

Câu 3: Có những loại xâm hại trẻ em nào?

  1. Xâm hại tình dục, danh dự, nhân phẩm.
  2. Xâm hại tình dục, lời nói.
  3. Xâm hại tinh thần, thân thể.
  4. Xâm hại thể chất, tinh thần và tình dục.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em đang ở nhà một mình, có một anh thanh niên đến nhà nói là người quen của bố mẹ em, muốn vào nhà đợi bố mẹ em về để gặp và nói chuyện. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  1. Mở cửa cho anh ấy vào nhà đợi bố mẹ.
  2. Không cho anh ấy vào nhà, gọi điện báo cho bố mẹ.
  3. Mở cửa cho anh ấy vào nhà, gọi điện báo cho bố mẹ.
  4. Mở cửa chạy ra bên ngoài để tìm bố mẹ.

Câu 2: Do thường xuyên bị đánh mắng nên Cường trở nên cáu kỉnh và bắt nạt các bạn trong lớp. Điều này phản ánh hậu quả gì từ việc xâm hại trẻ?

  1. Làm ảnh hưởng đến tinh thần, tính cách của trẻ trở nên tiêu cực.
  2. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và hình thành tính cách cực đoan ở trẻ.
  3. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lí và thể chất của trẻ.
  4. Làm ảnh hưởng tới nhận thức về thế giới và cách hành xử của trẻ.

=> Giáo án Đạo đức 5 Kết nối bài 7: Phòng, tránh xâm hại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay