Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

BÀI 15: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ TÂY NAM Á

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Diện tích khu vực Tây Nam Á là bao nhiêu?

  1. 700 nghìn km2
  2. 7 triệu km2
  3. 70 triệu km2
  4. 700 triệu km2

Câu 2: Quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nam Á là:

  1. Saudi Arabia
  2. Kazakhstan
  3. Oman
  4. Yemen

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về sự tiếp giáp của Tây Nam Á?

  1. Phía bắc và tây bắc tiếp giáp với châu Âu
  2. Phía tây giáp châu Phi.
  3. Phía nam giáp khu vực Nam Phi
  4. Phía đông và đông bắc tiếp giáp khu vực Nam Á và Trung Á.

Câu 4: Đối với khu vực Tây Nam Á, rừng chỉ xuất hiện ở:

  1. Phía bắc của khu vực, nơi có lượng mưa tương đối nhiều
  2. Phía nam của khu vực, nơi có lượng mưa tương đối ít
  3. Phía đông của khu vực, nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
  4. Phía tây của khu vực, nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 5: Đô thị nào dưới đây có dân số hơn 10 triệu người năm 2020?

  1. Istanbul
  2. Dubai
  3. Baghdad
  4. Jeddah

Câu 6: Khu vực Tây Nam Á nổi tiếng với:

  1. Vạn lí trường thành
  2. Đấu trường La Mã
  3. Vườn treo Babylon
  4. Kim tự tháp Giza

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?

  1. Khu vực Tây Nam Á chiếm 3.7% GDP toàn thế giới (năm 2020).
  2. Từ năm 2010 đến nay vì chậm thay đổi phương thức hoạt động của nền kinh tế cho kịp thời đại và ảnh hưởng của xung đột các nước nên quy mô GDP trong khu vực có xu hướng giảm.
  3. Quy mô GDP giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn.
  4. Các nước có quy mô GDP hàng đầu khu vực là Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kì, Israel.

Câu 8: Một số quốc gia trong khu vực Tây Nam Á đã có hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, phát triển các giống cây chịu hạn nhằm:

  1. Giải quyết nạn đói và sự khan hiếm nguồn nước ngọt trong sản xuất nông nghiệp
  2. Nâng cấp khả năng tự cung tự cấp của người dân nếu có chiến tranh xảy ra
  3. Dẫn đầu xu thế công nghiệp xanh trên thế giới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Tây Nam Á?

  1. Ngành dịch vụ trong khu vực Tây Nam Á phát triển, như giao thông vận tải, thương mại, du lịch,...
  2. Khu vực Tây Nam Á nằm trên đường hàng hải quan trọng của thế giới, đồng thời là nơi có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nên hoạt động giao thông đường biển nhộn nhịp và phát triển. Một số cảng biển lớn trong khu vực là Jebel Ali, Mina Al-Ahmadi, Jeddah,...
  3. Giao thông đường ống của khu vực cũng được đầu tư và phát triển nhằm phục vụ vận chuyển dầu mỏ và khí tự nhiên.
  4. Hoạt động ngoại thương giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 25.1% tỉ trọng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và khoảng 25% tỉ trọng hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu trên thế giới (năm 2020).

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Bản đồ nào sau đây thể hiện khu vực Tây (Nam) Á?

A.

B.

C.

D.

Câu 2: Nước nào sau đây không thuộc khu vực Tây Nam Á?

  1. Iran
  2. Saudi Arabia
  3. Georgia
  4. Kazakhstan

Câu 3: Khu vực hạ lưu các sông Tigris và Euphrates là:

  1. Đồng bằng Lưỡng Hà với đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
  2. Đồng bằng sông Hằng với diện tích đất ngập nước khá lớn, thích hợp cho phát triển nông nghiệp hỗn hợp.
  3. Các cao nguyên với đất đai khô căn, không thuận lợi cho nông nghiệp.
  4. Các cao nguyên với đồng cỏ xanh vô tận và khí hậu ổn định, thích hợp cho phát triển nhiều loại hình kinh tế.

Câu 4: Đâu là một tuyến đường biển hợp lí ở khu vực Tây Nam Á?

  1. Từ biển Arab qua Ấn Độ Dương đến Biển Đen
  2. Từ Địa Trung Hải qua Biển Đen đến biển Caspi
  3. Từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Quá trình đô thị hoá của khu vực Tây Nam Á diễn ra nhanh chóng từ khi nào?

  1. Từ những năm 2010
  2. Từ khi ngành công nghiệp khai thác dầu khí ra đời và ngày càng phát triển
  3. Từ khi nền kinh tế chuyển dần từ chuyên về dầu khí sang chuyên về tri thức.
  4. Từ khi người dân không còn có thể sống bằng nông nghiệp.

Câu 6: Câu nào sau đây đúng về xã hội khu vực Tây Nam Á?

  1. Tây Nam Á có vị trí chiến lược về kinh tế – chính trị, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ đã giúp cho nhiều quốc gia có GNI/người khá cao như Saudi Arabia, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.
  2. Tỉ lệ trẻ em được đi học và tuổi thọ người dân ngày càng tăng.
  3. Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng cuộc sống giữa các quốc gia trong khu vực, thể hiện qua chỉ số HDI. Các nước như Israel, Các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất có chỉ số HDI rất cao (trên 0,9), trong khi HDI của Afghanistan, Yemen chưa đến 0,5 (năm 2020).
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về văn hoá, xã hội ở khu vực Tây Nam Á?

  1. Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh hậu hiện đại.
  2. Đây là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo.
  3. Phần lớn người dân Tây Nam Á theo Hồi giáo – là quốc giáo của nhiều nước trong khu vực.
  4. Các nước trong khu vực đã có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Tây Nam Á?

  1. Giai đoạn 1965 – 1985 là giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc của khu vực Tây Nam Á nhờ giá dầu tăng, các quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ.
  2. Từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á trải qua nhiều biến động.
  3. Trong giai đoạn 2010 – 2020, tăng trưởng kinh tế của khu vực thiếu ổn định.
  4. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm của Tây Nam Á là 12.0%.

Câu 9: Đâu không phải nguyên nhân của sự tăng trưởng không ổn định thời gian gần đây của khu vực Tây Nam Á?

  1. Địa hình nhiều núi đồi, hoang mạc, tài nguyên sinh vật hạn hẹp.
  2. Xung đột vũ trang
  3. Sự bất ổn về giá dầu mỏ
  4. Dịch bệnh

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về địa hình khu vực Tây Nam Á?

  1. Khu vực phía bắc là các cao nguyên, sơn nguyên và dãy núi: sơn nguyên Anatoli, sơn nguyên Iran và miền núi Afghanistan.
  2. Khu vực phía bắc có nhiều dãy núi trung bình và núi cao như Pongtich, Toruyt,... gây trở ngại cho sự phát triển giao thông trong khu vực.
  3. Khu vực phía đông và đông nam là bán đảo Arab rộng lớn với nhiều hoang mạc như Nafud, Rub’al Khali.
  4. Phía tây của bán đảo Arab là sơn nguyên Arab với các dãy núi chạy dọc ven biển và dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về sông/hồ khu vực Tây Nam Á?

  1. Hệ thống sông, hồ của Tây Nam Á rất phát triển, với nhiều hệ thống sông lớn trải khắp các vùng.
  2. Các sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ vùng núi phía bắc, sông Tigris và Euphrates là các sông lớn, đổ ra biển, các sông còn lại ít nước, thường chỉ có nước vào mùa mưa.
  3. Nguồn nước sông đóng vai trò quan trọng đối với người dân trong khu vực và đây cũng là một trong những yếu tố góp phần hình thành và phát triển nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại.
  4. Tây Nam Á có nhiều hồ nước mặn, lớn nhất là hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ) nằm ở độ cao trên 1 600 m.

Câu 3: Vì sao động, thực vật của Tây Nam Á nghèo nàn, chủ yếu là cây bụi gai và các loài bò sát, gặm nhấm nhỏ?

  1. Vì con người nơi đây săn bắn quá mức và liên tục phá hoại các thảm thực vật.
  2. Vì ở khu vực này khí hậu khô hạn, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chiếm ưu thế.
  3. Vì sự khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đã khiến cho đa dạng sinh học ở đây suy giảm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về khoảng sản ở khu vực Tây Nam Á?

  1. Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên.
  2. Dầu mỏ chiếm khoảng 50% trữ lượng của thế giới.
  3. Các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn là Saudi Arabia, Kuwait, Iraq, Các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất,...
  4. Ngoài dầu mỏ và khí tự nhiên, than và kim loại màu ở khu vực này cũng có số lượng rất lớn.

Câu 5: “Khu vực Tây Nam Á có một vùng biển rất đặc biệt. Tuy có tên là "biển" nhưng sự thật đây là hồ nước mặn sâu nhất trên Trái Đất. Bờ và mặt nước của biển này thấp hơn mực nước biển trung bình hơn 400 m. Độ muối của biển này cao gấp nhiều lần so với độ muối trung bình của các biển và đại dương khác, làm cho các loài sinh vật dưới nước gần như không thể sinh sống được trong môi trường của nó.”

Đoạn trên đang nói về biển nào?

  1. Biển Đỏ
  2. Biển Đen
  3. Biển Chết
  4. Biển Kuwait

Câu 6: Đây là biểu đồ cơ cấu GDP của khu vực Tây Nam Á vào năm nào?

  1. 1990
  2. 2005
  3. 2020
  4. Cơ cấu GDP của biểu đồ này không hợp lí

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Tây Nam Á?

  1. Trong công nghiệp, nhờ có lợi thế về nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên, nhiều quốc gia Tây Nam Á đã phát triển các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khai thác khí tự nhiên, hoá dầu,...
  2. Một số quốc gia phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao như điện tử – tin học là Israel, Thổ Nhĩ Kỳ,...
  3. Trong nông nghiệp, với đặc điểm khí hậu khô hạn, đất đai khô cằn, ít sông hồ nên các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là bông, chà là. Đất phù sa màu mỡ ở khu vực đồng bằng được sử dụng để trồng lúa mì.
  4. Bên cạnh vật nuôi phổ biến là lợn, một số nước trong khu vực còn nuôi gà theo quy mô trang trại áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, tiêu biểu như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á?

  1. Phần lãnh thổ trên đất liền của Tây Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 22°B đến vĩ độ 52°B, từ khoảng kinh độ 37°Đ đến kinh độ 83°Đ.
  2. Tây Nam Á nằm trên ngã ba tuyến giao thông giữa châu Á, châu Âu và châu Phi
  3. Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như biển Arab thông ra Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Caspi.
  4. Những đặc điểm về vị trí địa lý giúp cho Tây Nam Á có nhiều thuận lợi để giao thương với các nước, đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển, bên cạnh đó là vị trí chiến lược về mặt chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về khí hậu khu vực Tây Nam Á?

  1. Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông
  2. Khí hậu có sự phân hoá theo chiều đông – tây: vùng núi phía đông là nơi đón gió nên mưa nhiều (trên 2 000 mm/năm), nhiệt độ trung bình năm từ 15 – 20°C; vùng phía tây phần lớn đều mưa ít (dưới 1 000 mm/năm)
  3. Các hoang mạc có lượng mưa rất ít, nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25°C, nhiệt độ mùa hè có khi lên gần 50°C
  4. Dọc theo các đồng bằng duyên hải và các sườn núi hướng ra biển có khí hậu thuận lợi hơn nên dân cư tập trung đông, trồng trọt phát triển. Ở vùng nội địa với khí hậu khô nóng, dân cư thưa thớt, chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về dân cư khu vực Tây Nam Á?

  1. Quy mô dân số của các quốc gia Tây Nam Á có sự chênh lệch lớn. Một số quốc gia khá đông dân như Thổ Nhĩ Kỳ (84,33 triệu người), Iraq (40,2 triệu người); có quốc gia với dân số rất ít như Qatar (2,8 triệu người), Bahrain (1,7 triệu người) (năm 2020).
  2. Tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực nhìn chung còn khá cao.
  3. Phần lớn dân cư ở khu vực này là người Ba Tư. Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, Do Thái, Armenia, Cuốc và nhiều bộ tộc khác.
  4. Mật độ dân số trung bình của khu vực khá thấp, khoảng 61 người/km2 (năm 2020). Dân cư phân bố tập trung tại vùng đồng bằng Lưỡng Hà, ven Địa Trung Hải, các vùng khai thác dầu mỏ quan trọng. Tại các vùng núi và sa mạc, dân cư rất thưa thớt.

 

=> Giáo án Địa lí 11 chân trời bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay