Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời Bài 10: Liên minh châu Âu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Liên minh châu Âu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

BÀI 10: LIÊN MINH CHÂU ÂU

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Cộng đồng châu Âu được thành lập vào năm nào?

  1. 1945
  2. 1954
  3. 1967
  4. 1993

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về EU năm 2021?

  1. Tổng diện tích là 4.2 triệu km2
  2. Tỉ lệ diện tích EU so với thế giới là 2.8%
  3. Tổng số dân là 446.9 triệu người
  4. Tỉ lệ dân số EU so với thế giới là 2.8%

Câu 3: Đâu không phải một cơ quan đầu não của EU?

  1. Ủy ban Tư pháp châu Âu
  2. Nghị viện châu Âu
  3. Hội đồng Bộ trưởng EU
  4. Toà Kiểm toán châu Âu

Câu 4: Điều gì đã giúp kinh tế EU phát triển nhanh chóng?

  1. Sự thành công trong việc tạo ra thị trường chung
  2. Đảm bảo sự tự do lưu thông hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên
  3. Sử dụng đồng tiền chung Euro
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Quy mô GDP của EU năm 2021 là bao nhiêu?

  1. Gần 5 nghìn tỉ USD
  2. Hơn 17 nghìn tỉ USD
  3. Gần 23 nghìn tỉ USD
  4. Hơn 40 nghìn tỉ USD

Câu 6: Trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU năm 2021 là bao nhiêu?

  1. 2591 tỉ USD
  2. 4458 tỉ USD
  3. 8670.6 tỉ USD
  4. 16500 tỉ USD

Câu 7: Bạn hàng lớn của EU là:

  1. Trung Quốc
  2. Anh
  3. Hoa Kỳ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đối với chính sách tự do thương mại trên toàn cầu thì EU có thái độ như thế nào?

  1. Ủng hộ
  2. Phản đối
  3. Lảng tránh
  4. Chỉ muốn bản thân EU được tự do thương mại

Câu 9: Đồng Euro chính thức được đưa vào lưu hành năm:

  1. 1957
  2. 1978
  3. 1999
  4. 2010

Câu 10: Hiện nay EU có khoảng bao nhiêu liên kết vùng?

  1. 3
  2. 45
  3. 158
  4. 420

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: 6 thành viên ban đầu của Cộng đồng châu Âu là:

  1. CHLB Đức, Pháp, Italy, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg
  2. CHLB Đức, Anh, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
  3. CHLB Đức, CHDC Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Italy
  4. Đan Mạc, Hy Lạp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thuỷ Điển

Câu 2: Cộng đồng châu Âu được thành lập không từ sự hợp nhất của Cộng đồng nào?

  1. Cộng đồng Than và thép châu Âu
  2. Cộng đồng Xã hội châu Âu
  3. Cộng đồng Kinh tế châu Âu
  4. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về Liên Minh châu Âu (EU)?

  1. Năm 1993, Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu.
  2. Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022).
  3. Trụ sở EU được đặt tại thủ đô Paris (Pháp).
  4. Năm 2020, Anh rời khỏi EU.

Câu 4: Ở thời điểm năm 2021, quốc gia nào sau đây là thành viên của EU?

  1. Na Uy
  2. Phần Lan
  3. Ukraine
  4. Nga

Câu 5: Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Maastricht bao gồm:

  1. Cộng đồng châu Âu, Uỷ ban an ninh quốc tế, Chính sách văn hoá – xã hội
  2. Hợp tác trong chính sách đối ngoại, Phối hợp hành động để gìn giữ hoà bình; Chính sách an ninh EU
  3. Cộng đồng châu Âu, Chính sách đối ngoại và an ninh, Hợp tác về tư pháp và nội vụ
  4. Liên minh thuế quan, Thị trường nội địa, Liên minh kinh tế và tiền tệ.

Câu 6: Bốn mặt tự do lưu thông trong EU không bao gồm:

  1. Tự do di chuyển
  2. Tự do quân sự
  3. Tự do lưu thông hàng hoá
  4. Tự do lưu thông tiền vốn

Câu 7: Các quốc gia là thành viên của EU nhưng không sử dụng đồng Euro chủ yếu nằm ở:

  1. Tây Âu
  2. Đông Âu
  3. Bắc Âu
  4. Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng Euro.

Câu 8: Việc phát triển liên kết vùng châu Âu được chú trọng nhằm:

  1. Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU.
  2. Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền và người dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh để tận dụng lợi thế so sánh của riêng mỗi nước.
  3. Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Mục tiêu của EU được thể hiện thông qua Hiệp ước Maastricht, năm 1993 và được bổ sung trong Hiệp ước Lisbon, năm 2009 với một số nội dung sau đây. Ý nào không đúng?

  1. Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.
  2. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên chủ yếu về kinh tế đồng thời, hạn chế sự ảnh hưởng của các vấn đề khác như pháp luật, an ninh, nội vụ,…
  3. Duy trì, phát huy giá trị văn hoá và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
  4. Duy trì hoà bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về EU năm 2021?

  1. EU đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, chiếm 21,3% sản lượng ô tô trên toàn thế giới
  2. EU đứng hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử – tin học, hoá chất,...
  3. Trong lĩnh vực thương mại, EU chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.
  4. Trong các quốc gia thành viên của EU, chỉ có Đức, Pháp, Italy là có nền kinh tế phát triền còn các quốc gia khác thì kém phát triển.

Câu 3:

Biểu đồ trên đây thể hiện cơ cấu:

  1. Các mặt hàng xuất khẩu chính của EU năm 2021
  2. Các mặt hàng nhập khẩu chính của EU năm 2021
  3. Nguồn nhân lực cho việc sản xuất các mặt hàng chính của EU năm 2021
  4. Sản lượng các mặt hàng chính của EU năm 2021

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Nền kinh tế EU phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động thương mại.
  2. Hoạt động thương mại nội khối diễn ra mạnh mẽ do EU tập trung loại bỏ các rào cản thuế quan và thực hiện thị trường chung thống nhất giữa các quốc gia thành viên.
  3. Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu.
  4. Năm 2021, EU đang dẫn đầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 61,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 19,6% trị giá nhập khẩu của thế giới.

Câu 5: Việc đưa vào sử dụng đồng Euro không có ý nghĩa nào sau đây?

  1. Phá vỡ vị thế thống trị của các đồng tiền có giá trị cao trên thế giới như đồng USD, đồng Bảng Anh, đồng Nhân dân tệ,…
  2. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu
  3. Xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
  4. Tạo thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về việc hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?

  1. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ là một trong những mục tiêu của EU nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và sức mạnh kinh tế. Tuy vậy, hiện nay chỉ có lĩnh vực công nghệ điện tử được các nước EU chú trọng hợp tác.
  2. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của EU được hợp tác từ các quốc gia thành viên như công nghiệp hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, điện tử – tin học,...
  3. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các quốc gia thành viên EU tăng cường sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực chung và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
  4. Chính sách tự do lưu thông đã thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về liên kết vùng Meuse – Rhine?

  1. Vùng Meuse – Rhine được hình thành ở khu vực biên giới của CHLB Đức, Bỉ và Hà Lan.
  2. Vùng có diện tích khoảng 11 000 km với số dân khoảng 4 triệu người (năm 2021).
  3. Hằng ngày, có khoảng 430 000 người sang các nước láng giềng làm việc. Hệ thống kết nối giao thông của vùng khá phát triển để người dân đi lại thuận tiện.
  4. Các trường đại học của 3 quốc gia đã phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng.

 

=> Giáo án Địa lí 11 chân trời bài 10: Liên minh châu Âu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay