Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Siêu âm là những âm có tần số:
A. Bằng 20.000 Hz
B. Nhỏ hơn 20 Hz
C. Từ 20 Hz đến 20.000 Hz
D. Lớn hơn 20.000 Hz
Câu 2: Trong môi trường nào dưới đây, âm thanh truyền nhanh nhất?
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Chân không
Câu 3: Nếu biên độ của sóng âm truyền đến tai ta lớn thì:
A. Âm nghe được sẽ cao hơn
B. Âm nghe được sẽ to hơn
C. Âm nghe được sẽ trầm hơn
D. Âm nghe được sẽ bé hơn
Câu 4: Nguồn âm là gì?
A. Là những vật phát ra âm thanh
B. Là những vật rung động phát ra âm
C. Là những vật có nhiệt độ cao
D. Là những vật có khối lượng lớn
Câu 5: Biện pháp nào dưới đây có thể giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn?
A. Xây dựng tường ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc
B. Lắp đặt nhiều loa công suất lớn trong khu dân cư
C. Mở nhạc thật to để át tiếng ồn bên ngoài
D. Hạn chế trồng cây xanh gần khu vực đông dân cư
Câu 6: Một âm có tần số 30 Hz. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Âm này có tần số thấp nhưng vẫn nằm trong ngưỡng nghe của con người.
B. Âm này là siêu âm, con người không thể nghe thấy.
C. Âm này là hạ âm, con người không thể nghe thấy.
D. Âm này có độ cao lớn, nghe rất chói tai.
Câu 7: Trong các vật sau, vật nào phản xạ âm tốt nhất?
A. Miếng xốp phẳng
B. Miếng gỗ phẳng
C. Miếng vải dày
D. Miếng bông mềm
Câu 8: Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của mặt trống, dây đàn, nhánh âm thoa được gọi là gì?
A. Phát âm
B. Dao động
C. Sóng âm
D. Cộng hưởng
Câu 9: Một người hét to trước một vách đá và nghe được tiếng hét của mình vọng lại sau 1,5 s. Người đó đứng cách vách đá bao xa? Biết rằng tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.
A. 510 m
B. 235 m
C. 245 m
D. 255 m
Câu 10: Âm phát ra từ một đàn violin có tần số lớn hơn âm phát ra từ một đàn piano. Điều này có nghĩa là:
A. Âm của violin trầm hơn piano.
B. Âm của violin bổng hơn piano.
C. Biên độ dao động của violin lớn hơn piano.
D. Độ to của âm violin lớn hơn piano.
Câu 11: Trong lớp học, học sinh nghe được tiếng thầy cô giáo giảng bài thông qua môi trường nào?
A. Không khí.
B. Chất rắn.
C. Chất lỏng.
D. Chân không.
Câu 12: Hai cậu bé đứng tại hai điểm A và B trước một tòa nhà cao (Hình 14.1). Khi cậu bé đứng ở A thổi to một tiếng còi thì cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 1 s. Tốc độ truyền âm của tiếng còi là
A. 150 m/s.
B. 300 m/s.
C. 350 m/s.
D. 500 m/s.
Câu 13: Tại sao trong vũ trụ, các phi hành gia phải sử dụng bộ đàm để liên lạc với nhau?
A. Vì sóng âm không thể truyền trong chân không.
B. Vì âm thanh trong vũ trụ quá nhỏ để nghe được.
C. Vì môi trường chân không làm âm thanh bị méo dạng.
D. Vì bộ đồ phi hành gia hấp thụ hết âm thanh.
Câu 14: Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng cho người nghe, như khi đang ở trong nhà hát, trong phòng hòa nhạc. Vì vậy, trong phòng hòa nhạc, trong nhà hát người ta thường làm tường có đặc điểm như thế nào?
A. Làm tường sần sùi để giảm tiếng vang.
B. Làm tường sần sùi để tăng tiếng vang.
C. Làm tường phẳng và nhẵn để giảm tiếng vang.
D. Làm tường phẳng và nhẵn để tăng tiếng vang.
Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Nguồn âm là vật phát ra âm.
B. Mọi vật phát ra âm đều dao động.
C. Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.
D. Mọi vật dao động đều phát ra âm.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................