Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Để xác định cực từ của một thanh nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ.
Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau.
A. Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B là cực Bắc.
B. Đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A là cực Nam.
C. Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc, đầu A là cực Nam.
D. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B là cực Nam.
Câu 2: Nam châm hình móng ngựa hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí nào?
A. Phần cong của nam châm.
B. Phần thẳng của nam châm.
C. Hai đầu cực của nam châm.
D. Tại điểm bất kì trên nam châm.
Câu 3:Khi được để tự do, thanh nam châm
A. định hướng Đông – Tây.
B. định hướng Tây – Bắc.
C. định hướng Nam – Bắc.
D. định hướng Đông – Nam.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự định hướng của kim nam khi ở trạng thái cân bằng tự do?
A. Cực Bắc của nam châm chỉ về cực Đông địa lí, cực Nam của nam châm chỉ về cực Tây địa lí.
B. Cực Bắc của nam châm chỉ về cực Bắc địa lí, cực Nam của nam châm chỉ về cực Nam địa lí.
C. Cực Bắc của nam châm chỉ về cực Nam địa lí, cực Nam của nam châm chỉ về cực Bắc địa lí.
D. Các cực định hướng tự do không theo quy luật nào.
Câu 5: Làm thế nào để nhận biết một thanh kim loại có phải nam châm hay không?
A. Hơ nóng thanh kim loại.
B. Cọ xát thanh kim loại.
C. Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt xem vụn sắt có bị hút hay không.
D. Lấy búa đập vào thanh kim loại.
Câu 6: Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống để tạo thành câu đúng:
Đường sức từ là những đường …(1)… ở bên ngoài thanh nam châm có chiều đi ra từ …(2)… đi vào …(3)… của nam châm.
A. (1) thẳng, (2) cực Nam, (3) cực Bắc.
B. (1) thẳng, (2) cực âm, (3) cực dương.
C. (1) cong, (2) cực Nam, (3) cực Bắc.
D. (1) cong, (2) cực Bắc, (3) cực Nam.
Câu 7: Nam châm điện có cấu tạo gồm:
A. nam châm và lõi sắt.
B. nam châm và nguồn điện.
C. cuộn dây dẫn và lõi sắt.
D. nam châm và cuộn dây dẫn.
Câu 8: Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn xác định hướng như thế nào?
A. Cực Bắc chỉ hướng Nam, cực Nam chỉ hướng Bắc.
B. Cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Nam.
C. Kim nam châm chỉ hướng bất kì.
D. Cực Bắc chỉ hướng Đông, cực Nam chỉ hướng Tây.
Câu 9: Kí hiệu “NE” trên la bàn chỉ hướng gì?
A. Tây bắc.
B. Đông bắc.
C. Tây nam.
D. Đông nam.
Câu 10: Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?
A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.
B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.
C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.
D. Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.
Câu 11: Vì sao lõi của nam châm điên không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?
A. Vì thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
C. Vì dùng lõi thép không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.
D. Vì dùng lõi thép thì lực từ sẽ bị giảm đi so với khi cưa có lõi.
Câu 12: Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm điện
A. vẫn còn từ tính một lúc mới mất hẳn.
B. mất hẳn từ tính.
C. bị thay đổi từ cực.
D. vẫn hút được các vật bằng sắt nhỏ nhẹ.
Câu 13: Chuông điện là một ứng dụng của
A. từ trường.
B. điện trường.
C. sự truyền âm.
D. phản xạ âm.
Câu 14: Khi tìm hướng địa lí bằng la bàn, hướng xác định không bị ảnh hưởng khi đặt la bàn
A. gần một kẹp giấy bằng thép.
B. gần một nam châm tròn.
C. gần một chai nhựa chứa đầy nước.
D. gần một hộp sắt.
Câu 15: Hai nam châm A và B được bố trí như hình sau. Nếu mặt trên của nam châm A là cực Bắc thì mặt trên của nam châm B là
A. cực Đông.
B. cực Tây.
C. cực Nam.
D. cực Bắc.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Phần tử từ tính trong loa chỉ có tác dụng khi loa đang phát ra âm thanh.
b) Phần tử từ tính trong loa có vai trò tạo ra lực từ tác động lên màng loa.
c) Màng loa là phần tử tạo ra từ trường trong loa.
d) Khi dòng điện chạy qua cuộn dây trong loa, cuộn dây sẽ trở thành một nam châm điện.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Từ phổ không thay đổi khi ta di chuyển nam châm.
b) Từ phổ có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
c) Đường sức từ luôn khép kín.
d) Đường sức từ không bao giờ cắt nhau.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................