Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Hai thanh nam châm được đặt như sau:
Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) vì
A. lực hút giữa hai nam châm do hai cực cùng tên ở gần nhau.
B. lực đẩy giữa hai nam châm do hai cực cùng tên ở gần nhau.
C. lực hút giữa hai nam châm do hai cực khác tên ở gần nhau.
D. lực đẩy giữa hai nam châm do hai cực khác tên ở gần nhau.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh nam châm.
B. Ở từ cực Bắc.
C. Ở cả hai từ cực.
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
Câu 3:Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Khi thanh nam châm được … luôn nằm theo một hướng xác định.
A. cầm lên.
B. treo tự do.
C. nhấc lên.
D. đặt nghiêng.
Câu 4: Nam châm hút được các vật có tính chất
A. từ.
B. điện.
C. dính.
D. không bám dính.
Câu 5: Nam châm có thể hút được các vật liệu nào sau đây?
A. Nikel.
B. Đồng.
C. Nhôm.
D. Thuỷ tinh.
Câu 6: Để kiểm tra một dây dẫn điện chạy qua bàn học có dòng điện chạy qua hay không mà không có dụng cụ kiểm tra điện, ta có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây?
A. Thanh nam châm.
B. Kim nam châm.
C. Lực kế.
D. Pin điện.
Câu 7: Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi lực từ của nam châm điện?
A. Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.
B. Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.
C. Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.
D. Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.
Câu 8: Tại sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?
A. Do xung quanh các vật có tính từ có từ trường, có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm trên la bàn sẽ ảnh hưởng đến việc xác định phương hướng.
B. Do các vật có tính chất từ sẽ hút la bàn.
C. Do các vật có tính chất từ sẽ làm hỏng la bàn.
D. Do vật có tính chất từ sẽ đẩy la bàn.
Câu 9: Hình ảnh các đường sức từ nằm giữa hai cực của nam châm hình chữ U là
A. Những đường cong khép kín.
B. Những đường cong không khép kín.
C. Những đường thẳng song song dài vô hạn.
D. Những đường thẳng song song có chiều từ cực bắc sang cực nam.
Câu 10: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng gì?
A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông.
B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.
C. Làm cho cánh cửa mở đạp mạnh vào chuông.
D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông.
Câu 11: Có cách bào để làm tăng lực từ của một nam châm điện?
A. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng.
B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.
C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.
D. Tăng đường kính và chiều dài ống dây.
Câu 12: Cực nào của nam châm cho ta trường mạnh nhất?
A. Cực Bắc.
B. Cực Nam.
C. Cả hai cực.
D. Phần chính giữa nam châm.
Câu 13: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều
A. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
B. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.
Câu 14: Cho bản đồ vùng thủ đô Hà Nội và một số tỉnh xung quanh (hình dưới). Phát biểu nào sau đây mô tả đúng vị trí của các tỉnh so với Hà Nội?
A. Thái Nguyên ở phía tây bắc.
B. Phú Thọ ở phía nam.
C. Bắc Giang ở phía đông nam.
D. Hoà Bình ở phía tây nam.
Câu 15: Từ phổ của một nam châm thẳng được thể hiện trong hình sai. Chỉ ra phát biểu sai.
A. Từ phổ cho hình ảnh về từ trường xung quanh thanh nam châm.
B. Vùng nào các đường mạt sắt mau thì từ trường mạnh.
C. Vùng nào các đường mạt sắt thưa thì từ trường yếu.
D. Vùng không gian gần hai đầu nam châm có từ trường yếu nhất.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về ứng dụng của nam châm?
a) Nam châm được sử dụng trong ổ cứng máy tính.
b) Nam châm không được sử dụng trong loa.
c) Nam châm không được sử dụng trong các thiết bị truyền hình.
d) Nam châm được sử dụng trong micrô.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Từ trường mạnh yếu khác nhau ở các vị trí khác nhau quanh nam châm.
b) Từ trường chỉ tồn tại xung quanh nam châm tự nhiên.
c) Mọi vật liệu đều bị hút bởi nam châm.
d) Chỉ các vật liệu từ mới bị hút bởi nam châm.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................