Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN

Câu 1: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.

B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.

C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.

D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Câu 2: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa bằng nhau. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Hai nửa đều mất hết từ tính.

B. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu.

C. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một cực ở một đầu.

D. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Câu 3:Đầu nam châm hướng về phía cực nào của Trái Đất thì được gọi là cực từ Nam (S)?

A. Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

B. Đầu nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

C. Đầu nam châm hướng về phía cực Đông của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

D. Đầu nam châm hướng về phía cực Tây của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

Câu 4: Khi đưa thanh nam châm gần lại miếng đồng thì

A. hút.

B. đẩy.

C. không hút không đẩy.

D. vừa hút vừa đẩy.

Câu 5: Lực hút hoặc đẩy khi đưa hai nam châm lại gần nhau được gọi là

A. lực tương tác.

B. lực từ.

C. lực điện từ.

D. lực đẩy và lực đẩy.

Câu 6: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về từ trường?

A. Từ trường tồn tại trong không gian xung quanh nam châm hoặc dây dẫn có dòng điện.

B. Từ trường tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.

C. Từ phổ là hình ảnh trực quan về từ trường.

D. Kim nam châm đặt trong từ trường luôn luôn định hướng Nam – Bắc.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường Trái Đất?

A. Do Trái Đất có từ trường nên kim nam châm khi đặt tự do sẽ định hướng Nam – Bắc.

B. Cực từ Bắc của từ trường Trái Đất gần cực Nam địa lý, cực từ Nam của từ trường Trái Đất gần cực Bắc địa lý.

C. Xung quanh Trái Đất có từ trường.

D. Cực từ Bắc của từ trường Trái Đất là cực Bắc địa lý, cực từ Nam của từ trường Trái Đất là cực Nam địa lý.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng về hai phát biểu sau?

(I) Xung quanh Trái Đất có từ trường. 

Vì (II): Trái Đất có hai cực địa lý là cực Bắc và cực Nam.

A. Câu (I) đúng, câu (II) đúng, hai câu có liên quan với nhau.

B. Câu (I) đúng, câu (II) đúng, hai câu không liên quan với nhau.

C. Câu (I) đúng, câu (II) sai.

D. Câu (I) sai, câu (II) đúng.

Câu 9: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm, cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?

A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.

B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.

C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.

D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện.

Câu 10: Trên hình vẽ, đường sức từ nào vẽ sai?

Tech12h

A. Đường 1.

B. Đường 2.

C. Đường 3.

D. Đường 4.

Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Mỗi đường sức từ … chiều xác định. Bên ngoài nam châm, đường sức từ đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm.

A. có một.

B. có hai.

C. có ba.

C. không có.

Câu 12: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm

A. một cuộn dây bao quay lõi sắt và có dòng điện chạy qua.

B. một cuộn dây bao quay lõi thép và có dòng điện chạy qua.

C. một cuộn dây bao quay lõi đồng và có dòng điện chạy qua.

D. một cuộn dây bao quay lõi nhôm và có dòng điện chạy qua.

Câu 13: Nam châm hút được những vật liệu nào sau đây?

A. Thép, đồng, nhôm.

B. Sắt, đồng, cobalt.

C. Sắt, thép, cobalt.

D. Nhôm, đồng, gỗ.

Câu 14: Không gian xung quanh nam châm hay dây dẫn mang điện có 

A. điện trường. 

B. vật liệu từ. 

C. từ tính. 

D. từ trường. 

Câu 15: Hình nào trong hình sau có các mũi tên chỉ đúng chiều đường sức từ tại các vị trí 1, 2, 3? 

Tech12h

a)

Tech12h

b)

Tech12h

c)

Tech12h

d)

A. Hình a. 

B. Hình b. 

C. Hình c. 

D. Hình d.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về nam châm?

a) Nam châm có hai cực là cực Bắc và cực Nam.

b) Nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt.

c) Nam châm được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XX.

d) Nam châm chỉ có thể hút được các vật bằng sắt.

Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về từ phổ?

a) Mọi vật liệu sắt đều có thể tạo ra từ phổ.

b) Từ phổ cho ta biết về hình dạng của từ trường.

c) Từ phổ luôn có hình dạng tròn.

d) Từ phổ cho biết cường độ của từ trường.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay