Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Nam châm là gì?
A. Một vật có khả năng tạo ra ánh sáng
B. Một vật có khả năng hút được các vật bằng sắt, thép
C. Một vật có khả năng hấp thụ âm thanh
D. Một vật có khả năng tạo ra nhiệt
Câu 2: Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng nào?
A. Cực Nam địa lý
B. Cực Bắc địa từ
C. Cực Bắc địa lý
D. Cực Nam địa từ
Câu 3: Để xác định hướng địa lí bằng la bàn, ta cần làm gì?
A. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Nam của kim nam châm
B. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm
C. Để la bàn đứng im và đọc giá trị từ đường sức từ
D. Di chuyển la bàn đến các vị trí khác nhau
Câu 4: Cấu tạo của la bàn gồm các bộ phận nào?
A. Kim nam châm, mặt số, ống kính
B. Kim nam châm, vỏ hộp, mặt số có thể quay độc lập
C. Kim nam châm, mặt kính, ống nhòm
D. Kim nam châm, kính thiên văn, đĩa quay
Câu 5: Đường sức từ có đặc điểm nào?
A. Mô tả từ trường xung quanh nam châm
B. Là những đường mảnh, không có hình dạng cố định
C. Không có hướng xác định
D. Không liên quan đến từ trường
Câu 6: Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh.
B. Từ cực Bắc.
C. Cả hai từ cực.
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
Câu 7: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?
A. Nhôm.
B. Đồng.
C. Gỗ.
D. Thép.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc.
Câu 9: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
C. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
D. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.
B. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.
C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.
Câu 11: Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm cho ta biết
A. Chiều chuyển động của thanh nam châm.
B. Chiều của từ trường Trái Đất.
C. Chiều quay của thanh nam châm khi treo vào sợi dây.
D. Tên các từ cực của nam châm.
Câu 12: Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ
A. chịu tác dụng của lực từ.
B. chịu tác dụng của lực đàn hồi.
C. có dòng điện chạy qua.
D. phát sáng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Xung quanh nam châm luôn có từ trường.
B. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có nam châm khác đặt trong từ trường này thì nam châm đó sẽ chịu tác dụng của từ trường.
C. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có vật có tính chất từ đặt trong từ trường này thì sẽ chịu tác dụng của từ trường.
D. Chỉ khi nam châm A (hay vật được làm từ vật liệu từ) đặt gần một nam châm B thì lúc đó xung quanh nam châm B mới xuất hiện một từ trường và từ trường này tác dụng lực từ lên nam châm A (hay tác dụng lực từ lên vật được làm từ vật liệu từ).
Câu 14: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại
A. từ trường.
B. trọng trường.
C. điện trường.
D. điện từ trường.
Câu 15: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các
A. Vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
B. Vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.
C. Vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
D. Vụn của bất kỳ vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về các ảnh hưởng của môi trường tới kim nam châm?
a) Các vật bằng sắt có thể làm lệch hướng kim nam châm.
b) Môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến hướng của kim nam châm.
c) Dòng điện chạy trong dây dẫn có thể làm lệch hướng kim nam châm.
d) Chỉ có nam châm mới có thể làm lệch hướng kim nam châm.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về từ trường?
a) Từ trường có thể xuyên qua các vật liệu như gỗ, nhựa.
b) Từ trường là một vùng không gian có lực từ tác dụng lên các vật liệu từ.
c) Từ trường chỉ tồn tại xung quanh nam châm.
d) Tất cả các vật liệu đều bị tác dụng lực từ khi đặt trong từ trường.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................