Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời bài 8: Tốc độ chuyển động

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Tốc độ chuyển động. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời bài 8: Tốc độ chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời bài 8: Tốc độ chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời bài 8: Tốc độ chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời bài 8: Tốc độ chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời bài 8: Tốc độ chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời bài 8: Tốc độ chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời bài 8: Tốc độ chuyển động

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Công thức tính tốc độ là

A. v = st 

B. v = t/s

C. v = s/t 

D. v = s/t2

 

Câu 2: Tốc độ là đại lượng cho biết

A. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

B. Quỹ đạo chuyển động của vật.

C. Hướng chuyển động của vật.

D. Nguyên nhân vật chuyển động

 

Câu 3: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp:

Đổi: 54 km/h = …. m/s.

A. 14 m/s

B. 15 m/s.

C. 16 m/s

D. 17 m/s

 

Câu 4: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Bạn An đi nhanh nhất.

B. Bạn Bình đi nhanh nhất.

C. Bạn Đông đi nhanh nhất.

D. Ba bạn đi nhanh như nhau.

 

Câu 5: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp

Đổi: 10 m/s = …. km/h

A. 10 km/h.

B. 36 km/h.

C. 45 km/h.

D. 20 km/h.

 

Câu 6. Để so sánh tốc độ của vật chuyển động, ta làm như thế nào?

A. So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian.

B. So sánh thời gian đi cùng một quãng đường.

C. So sánh quãng đường khác nhau đi được trong những khoảng thời gian khác nhau.

D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 7: Tốc độ chuyển động được xác định bởi những đại lượng nào ?

A. Quãng đường và thời gian vât đi hết quãng đường đó

B. Quãng đường mà vật đã đi

C. Thời gian mà vật đã đi.

D. Đáp án khác.

 

Câu 8: trong những đơn vị dưới đây, đơn vị nào là đơn vị của tốc độ:

A. km/h

B. km

C. m/s2

D. km.h

 

Câu 9: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp:

Đổi: … m/s = 45 km/h

A. 13,5 m/s.

B. 12,5 m/s.

C. 15 m/s.

D. 15,5 m/s.

 

Câu 10: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp:

Đổi: 120 cm/s =  km/h

A. 4,32 km/h.

B. 43,2 km/h

C. 1,2 km/h

D. 12 km/h

 

Câu 11: Một ô tô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động? Hãy chọn câu đúng: 

A. Bến xe 

B. Một ô tô khác đang rời bến. 

C. Một ô tô khác đang đậu trong bến 

D. Cột điện trước bến xe 

 

Câu 12: Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động? 

A. Quãng đường 

B. Thời gian chuyển động 

C. Vận tốc. 

D. Cả 3 đại lượng trên

 

Câu 13: Vận tốc của ô tô là 36km/h cho biết điều gì? Hãy chọn câu đúng 

A. Ô tô chuyển động được 36km 

B. Ô tô chuyển động trong 1 giờ 

C. Trong 1 giờ ô tô đi được 36km .

D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ

  

Câu 14:  Vận tốc của người đi bộ là 5km/h cho biết điều gì? Hãy chọn câu đúng 

A. người đi bộ chuyển động được 5km 

B. Trong 1 giờ người đi bộ đi được 5km .

C. người đi bộ chuyển động trong 1 giờ 

D. A và B đều đúng.

 

Câu 15. Đơn vị đo tốc độ thường dùng là

A. m/s.

B. km/h.

C. m/h.

D. Cả A và B.

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tại SEA Game 27 tổ chức tại Myanmar năm 2013, Vũ Thị Hương (nữ hoàng tốc độ của Việt Nam) đã giành huy chương vàng ở cự li 200 m trong 23,55 s. Tốc độ mà Vũ Thị Hương đã đạt được trong cuộc thi là

A. 8,5 m/s.

B. 3,2 m/s.

C. 7,1 m/s.

D. 6,7 m/s.

 

Câu 2: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 min đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là

A. 15 km/h. 

B. 14 km/h. 

C. 7,5 km/h. 

D. 7 km/h.

 

Câu 3: Đường sắt Hà Nội - Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hoả là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là
A. 8h. 

B. 16h. 

C. 24h. 

D. 32h.

 

Câu 4: Một người đi xe đạp với tốc độ 16 km/h từ nhà đến nơi làm việc. Thời gian chuyển động của người này khi đi hết quãng đường là 0,5 h. Quãng đường từ nhà đến trường dài

A. 64 km.

B. 0,01625 km.

C. 8 km.

D. 5 km.

 

Câu 5. Đội chạy tiếp sức 4 x 100 m nữ Việt Nam đã xuất sắc giành Huy chương Vàng ở SEA Games 29 khi đạt thành tích 43 s 88, phá kỉ lục SEA Games. Tốc độ của đội tuyển Việt Nam trên đường đua là:

A. 9,12 m/s

B. 10,12 m/s

C. 11,12 m/s

D. 12,12 m/s

 

Câu 6. Bạn B đi từ nhà đến trường hết 20 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?

A. 6000 m.

B. 750 m.

C. 125 m.

D. 1250 m.

 

 

Câu 7. Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 0,5 m/s. Biết quãng đường từ nhà đến thư viện là 0,7 km. Hỏi bạn A đi mất bao nhiêu lâu?

A. 10 phút.

B. 23,33 phút.

C. 30 phút.

D. 40 phút.

 

Câu 8. Một bạn đạp xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi, xuất phát từ nhà lúc 6 h 30 phút và đến trường lúc 7 h 00 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường 6km. Tốc độ của bạn đó là

A. 2 m/s.

B. 2,5 m/s.

C. 2,86 m/s.

D. 3,33 m/s.

 

Câu 9: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp:

Đổi:…cm/s = 120 km/h

 

Câu 10: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0 độ C có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? 

A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn. 

B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn.

C. Hai chuyển động bằng nhau 

D. Tất cả đều sai

 

Câu 11. Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:

A. Trần Dự.

B. Nguyễn Đào.

C. Ngô Khiêm.

D. Lê Mỹ

 

Câu 12. Một người đi quãng đường 1,2 km với vận tốc 10 m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:

A. t = 0,15 h.

B. t = 15 h.

C. t = 2 min.

D. t = 14,4 min.

 

Câu 13. Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2 km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1,2 m/s thì thời gian Nam đi từ nhà tới công viên là:

A. 0,5 h.

B. 1,67 h.

C. 1,5 h.

D. 2 h.

 

Câu 14. Một người đi xe máy trong 5 phút được quãng đường 4 km. Vận tốc chuyển động của người đó là:

A. v = 40 km/s.

B. v = 400 m/min.

C. v = 4 km/min.

D. v = 13,33 m/s.

 

Câu 15. Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 13 km/h. Quãng đường người đó đi được là:

A. 3 km.

B. 4 km.

C. 6 km/h.

D. 9,75 km.

 

3. VẬN DỤNG

Câu 1. Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào sai?

A. v = 40 km/h.

B. v = 666,7 m/phút.

C. v = 4 km/phút.

D. v = 11,1 m/s.

 

Câu 2. Lúc 7 h sáng, một mô tô đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hòa cách nhau 30 km. Lúc 7 h 20 min, mô tô còn cách Biên Hòa 10 km. Hỏi nếu mô tô đi liên tục không nghỉ với tốc độ không thay đổi thì sẽ đến Biên Hòa lúc mấy giờ?

A. 7h 30min

B. 7h 45min

C. 8h 30min

D. Đáp án khác.

 

Câu 3. Một đoàn tàu hỏa đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tốc độ của toàn tàu đi được là:

A. 60 km/h

B. 40 km/h

C. 50 km/h

D. 55 km/h

 

Câu 4: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20 phút, sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là

A. 18km

B. 30km

C. 48km

D. 110km

 

Câu 5: Một vận động viên thực hiện cuộc thi chạy cự li 100 m trong 10,5 giây.. tốc độ của VĐV đó là

A. 9,52 m/s

B. 10,52 m/s

C. 10,25 m/s

D. 9,25 m/s

 

Câu 6: Một con dế mèn chuyển động trên đoạn đường 10 m trong 1 phút 30 giây. Vận tốc của con dế là

A. 0,11 m/s

B. 0,15 m/s

C. 0,17 m/s

D. 0,2 m/s

  

Câu 7: Một con ốc sên bò dọc theo bờ tường dài 50 cm trong 30 phút.. Vận tốc của con ốc sên là 

A. 0,0028 m/s

B. 0,00028 m/s

C. 0,028 m/s

D. 0,00082 m/s

 

Câu 8: Sắp xếp các tốc độ dưới đây theo thứ tự tăng dần.

 - Một vận động viên bơi cự li ngắn với tốc độ 5,2 m/s.

 - Một xe đạp đang chuyển động với tốc độ 18 km/h.

 - Một xe buýt đang vào bến với tốc độ 250 m/min.

A. Xe đạp, xe buýt, VĐV bơi

B. VĐV bơi, xe đạp xe buýt

C. VĐV bơi, xe buýt, xe đạp

D. xe buýt, xe đap, VĐV bơi

 

Câu 9: Cầu thủ người pháp Kylian Mbappe có tốc độ chạy kỉ lục 39km/h. Thời gian để Kylian Mbappe có thể chạy hết đoạn đường 105 m trên sân bóng với tốc độ tối đa là

A. 8,9s

B. 9,9s

C. 10,9s

D. 11,9s

 

Câu 10: Một xe tải chạy trên đoạn đường đầu dài 45 km trong 45 phút, sau đó xe tiếp tục chạy thêm 18 km trong 20 phút. tốc độ của xe tải trên mỗi đoạn đường lần lượt là:

A. 40 km/h ; 60 km/h

B. 60 km/h; 54 km/h

C. 50 km/h; 60 km/h

D. 55 km/h; 60 km/h

 

Câu 11. Biết nữ vận động viên Việt Nam – Lê Tú Chinh hoạt Huy chương Vàng Seagames 2019 chạy 100 m hết 11,54 s. Tính tốc độ của vận động viên này.

A. 10,11 m/s

B. 8,15 m/s

C. 9,17 m/s

D. 8,67 m/s

 

Câu 12: bạn A đi bộ từ nhà đến siêu thị với tốc độ 4,8 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn A đến siêu thị dài 2,4km. Hỏi bạn A đến siêu thị hết bao nhiêu thời gian ?

A. 30 phút

B. 1 giờ

C. 45 phút

D. Đáp án khác

 

Câu 13: Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 12 km/h hết 20 min. Tính quãng đường từ nhà bạn B đến trường.

A. 6 km

B. 4 km

C. 5 km

D. Đáp án khác

 

Câu 14 : Bạn A chạy 120 m hết 35s. Bạn B chạy 140 m hết 40s. Ai chạy tới trường nhanh hơn?

A. Hai bạn đến trường cùng lúc

B. Bạn A nhanh hơn

C. Bạn B nhanh hơn

D. Không đủ dữ liệu so sánh.

 

Câu 15: Với tốc độ 4,5 km/h, một người đi bộ đi hết quãng đường AB dài 11,25km. Tính thời gian người đó đi hết quãng đường AB.

A. 2,5 giờ

B. 2 giờ

C. 3 giờ

D. 1,5 giờ

 

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 min, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60 km/h trong 10 min, xuống dốc cũng trong 10 min. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên.

A. 40km

B. 50km

C. 45km

D. 48km

 

Câu 2: Một ca nô chạy xuôi dòng sông dài 150km. Vận tốc của ca nô khi nước không chảy là 25km/h, vận tốc của dòng nước chảy là 5km/h. Tính thời gian ca nô đi hết đoạn sông đó. 

A. 5h 

B. 12h 

C. 13h

D. 14h

 

Câu 3: Một người đi từ A chuyển động thẳng đều về B cách A một khoảng 120m với vận tốc 8m/s. Cùng lúc đó người 2 chuyển động thẳng đều từ B về A. Sau 10 giây 2 người gặp nhau. Tính vị trí 2 người gặp nhau. 

A. 80 (m) 

B. 100 (m) 

C. 120 (m) 

D. 135 (m)

 

Câu 4: Một người tập luyện chạy bộ xuất phát lúc 5 giờ 05 phút 01 giây theo hướng từ nhà đến cột đèn và tới chân cột đèn lúc 5 giờ 09 phút 05 giây. Ngay sau đó, từ cột đèn người này chạy theo hướng ngược lại và chạy ngang qua cây bàng bên vệ đường lúc 5 giờ 19 phút 25 giây. Tính tốc độ chạy của người này

 

A. 1,52 m/s

B. 1,62 m/s

C. 1,72 m/s

D. 1,82 m/s

 

Câu 5:  Một chú rùa chuyển động với tốc độ không đổi 2,51 cm/s, trong lúc chú thỏ đang dừng lại và thong thả gặm cà rốt. Tính từ vị trí thỏ đang dừng lại, xác định khoảng cách giữa rùa và thỏ sau 50 s.

 

 

A. 105,5 cm

B. 125,5 cm

C. 135,5 cm

D. 115,5 cm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay