Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Đây là bài thơ “Thương loạn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ phản ánh hệ quả của cuộc chiến nào?

Cả một vùng từ đông sang tây

Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy

Chiến tranh cứ nối tiếp nhau

Tai hoạ thật là cùng cực.

  1. Chiến tranh Nam – Bắc triều
  2. Trịnh – Nguyễn phân tranh
  3. Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh
  4. Quân Minh tấn công quân của Lê Lợi

Câu 2: Để chống họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, được gọi là

  1. Lũy Thầy.
  2. thành Đa Bang.
  3. thành Tây Đô.
  4. lũy Pháo Đài.

Câu 3: Ngày 25/01/1789 diễn ra sự kiện nào?

  1. Quân Tây Sơn vây đồn Hà Hồi
  2. Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng
  3. Quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc
  4. Quân Thanh quét sạch quân xâm lược Thanh tại thành Thăng Long

Câu 4: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:

  1. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
  2. Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
  3. Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.
  4. Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.

Câu 5: Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn không làm chủ vùng đất/biển nào?

  1. Vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau
  2. Các đảo, quần đảo ở Biển Đông
  3. Vịnh Thái Lan
  4. Vùng đất núi cao phía Bắc

Câu 6: Phủ Phú Yên được thành lập vào thời gian nào?

  1. Năm 1558.
  2. Năm 1570.
  3. Năm 1611.
  4. Năm 1620.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Đàng Trong có Thanh Hà “Đại Minh khách phố” bên bờ sông Hương (Thừa Thiên Huế).
  2. Cuộc sống của người dân vẫn gắn bó với xóm làng. Chùa chiền và sân đình là nơi diễn ra những hoạt động sinh hoạt văn hoá chính của người Việt.
  3. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi và tự do của con người, tiêu biểu như “Phủ biên tạp lục” của Đặng Trần Côn, “Ô Châu cận lục” của Nguyễn Gia Thiều,…
  4. Những hình thức sinh hoạt văn hoá như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật, đấu võ,… đã trở nên quen thuộc trong lễ hội ở làng quê.

Câu 8: Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?

  1. Tốt Động - Chúc Động.
  2. Rạch Gầm - Xoài Mút.
  3. Chi Lăng - Xương Giang.
  4. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 9: Câu nào không đúng về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất?

  1. Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa.
  2. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ.
  3. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
  4. Sau khi ông bị quân triều đình giết năm 1769 thì cuộc khởi nghĩa cũng kết thúc.

Câu 10: Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?

  1. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
  2. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
  3. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.
  4. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

Câu 11: Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía Nam, khai hoang, mở đất tại

  1. Thuận Hóa, Quảng Nam,…
  2. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…
  3. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,…
  4. Mô Xoài, Bến Nghé, Sài Gòn,…

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII?

  1. Chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
  2. Bộ máy quan lại các cấp ngày càng tinh giản nhưng tình trạng tham nhũng thì lại gia tăng.
  3. Ở các thôn, ấp, ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
  4. Chế độ tô thuế, lao dịch đè nặng lên đời sống nhân dân.

Câu 13: Vì sao ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”?

  1. Vì tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê
  2. Vì vua Lê và chúa Trịnh vẫn đem quân đi đánh nhau.
  3. Vì đây là một cơ chế tổ chức nhà nước mới mà Đại Việt có được.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Câu nào sau đây đúng về văn học trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm mất dần chỗ đứng.
  2. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước.
  3. Văn học chữ Hán kém phát triển, dần bị thay thế bởi văn học chữ Nôm.
  4. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ không thua kém văn học chữ Hán.

Câu 15: Đây là lược đồ trận đánh với quân nào của nghĩa quân Tây Sơn?

  1. Quân chúa Trịnh
  2. Quân chúa Nguyễn
  3. Quân Xiêm
  4. Quân Thanh

Câu 16: Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?

  1. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
  2. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
  3. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
  4. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

Câu 17: Theo cuốn “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, họ Nguyễn:

  1. Mỗi năm đều đưa thuỷ quân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tập trận.
  2. Đã thiết lập trạm trung chuyển hàng hoá trên biển giữa các nước trong khu vực và với phương Tây.
  3. Mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến Bãi Cát Vàng lấy hàng hoá.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?

“Được tin cấp báo, hỏi ai

Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng

Ngọc Hồi khí thế thêm hăng

Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh

Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh

Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”

  1. Nguyễn Huệ.
  2. Trần Bình Trọng.
  3. Bùi Thị Xuân.
  4. Trần Quốc Toản.

Câu 19: Bài ca dưới đây nói về điều gì?

Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai/ba Khao lề thế lính Hoàng Sa.

  1. Non xanh nước biếc của Việt Nam
  2. Sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa
  3. Sự khó khăn, nguy hiểm khi đi ra đảo của đội Hoàng Sa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Câu nào sau đây đúng về phủ chúa vào giữa thế kỉ XVIII?

  1. Phủ chúa giữ mọi quyền hành, quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.
  2. Chúa Trịnh ở thời điểm này không còn chuyên quyền như các đời trước mà dần bị vua Lê bóp nghẹt.
  3. Chú Trịnh có những chính sách để giúp dân thoát khỏi nạn đói, loại bỏ tham quan, tổ chức thi cử.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Thời Trịnh Giang, ai được trọng dụng?

  1. Quan lại cao cấp có tài và thẳng thắn
  2. Hoạn quan
  3. Quan lại cấp thấp và người thân gia đình
  4. Những người có học

Câu 22: Đâu không phải tác động/ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

  1. Các phong trào cuối cùng đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử
  2. Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
  3. Các phong trào thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công
  4. Phong trào đã buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...

Câu 23: Điểm tương đồng giữa hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương và Nguyễn Hữu Cầu là gì?

  1. Đều sử dụng không quân và hải quân.
  2. Đều không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
  3. Đến cuối đều bị quân Trịnh tấn công dồn dập, ồ ạt rồi thất bại.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?

  1. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
  2. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Xiêm.
  3. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
  4. Chính quyền chúa Nguyễn lấn chiếm lãnh thổ của Xiêm.

Câu 25: Căn cứ ban đầu của nghĩa quân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy là ở đâu theo bản đồ hiện nay?

  1. Đống Đa, Hà Nội
  2. Vinh, Nghệ An
  3. An Khê, Gia Lai
  4. Cần Thơ

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay